Hướng dẫn chăm sóc cây hương thảo chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)

Cây hương thảo là một trong những loại cây cảnh rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Mang mùi thơm dễ chịu những cây hương thảo có tác dụng thư giãn tâm trí, tăng sự tập trung… Vậy bạn đã biết cách chăm sóc cây hương thảo chưa?

chăm sóc cây hương thảo

Hương thảo có tên khoa học Rosemary, thuộc họ bạc hà, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải. Hoa của nó rất đẹp, có nhiều màu như xanh, trắng, tím, hồng, lá kim,… cây có mùi thơm mạnh như hoa hồng, hương nồng ngào ngạt cả lá tươi hay khô. Cây hương thảo có nhiều tác dụng cả trong dược liệu trị bệnh, mỹ phẩm, đuổi muỗi, giải tỏa căng thẳng,…. nên được nhiều người yêu thích lựa chọn làm cây đặt ban công, văn phòng, để bàn, để cửa sổ,…

Tác dụng của cây hương thảo

Người ta biết được tác dụng của Hương thảo là do sự có mặt của acid rosmarinic và các flavonoid, nó cũng có những tính chất chống oxy hoá cũng do có acid rosmarinic. Bộ phận sử dụng được của hương thảo là ngọn cây với lá. Khi thu hoạch ở quy mô lớn, người ta có thể cắt các ngọn cây có hoa đem phơi hay sấy khô và đập lấy lá. Hoặc cũng có thể cắt các cành tươi không hoa hoặc tỉa lá để dùng ở quy mô nhỏ.

Các tác dụng đặc biệt của cây hương thảo phải kể tới như:

  • Có tác dụng điều trị các bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa nhờ tính tẩy uế và chuyển máu. Khi dùng hương thảo với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng và kích thích sự tiết dạ dày và ruột. Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu.
  • Có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư da và ung thư vú rất hiệu quả
  • Chiết xuất được thành tinh dầu ứng dụng trong các ngày y tế và mỹ phẩm như xà bông, kem dưỡng da, các lotion, nước hoa, nước tắm, nước xả, thuốc nhuộm tóc,….
  • Giải tỏa tinh thần cho các bà mẹ sau sinh, tạo sự hưng phấn
  • Tăng cường trí nhớ cho các bạn học sinh, sinh viên khi chuẩn bị bước vào mùa thi
  • Chống buồn ngủ cho các nhân viên văn phòng, dân công sở
  • Có tác dụng làm thuốc xoa bóp và trị đau nửa đầu.
  • Có tác dụng sát trùng được dùng để rửa vết thương bị nhiễm trùng và lâu khỏi
  • Tác dụng đuổi muỗi, làm cảnh, chơi cây cảnh
  • Người châu Âu thường dùng lá hương thảo làm phomat
  • Người Việt mình thường dùng lá hương thảo để át đi mùi thịt cá, đồ nướng
  • Có tác dụng làm gia vị cho các món ăn thêm ngon và giàu dinh dưỡng nhờ chứa rất nhiều sắt, calci và Vitamin B6. Ví dụ với các món nướng bạn có thể dùng cành cây để xiên BBQ, còn lá thì được gia giảm thêm vào các món ướp, áp chảo, khử mùi các loại thịt đỏ như cừu, bò, heo, nai,…

Cây hương thảo dễ trồng nhưng khó chăm sóc

Hương thảo rất dễ trồng, bạn có thể chọn cắt cành hương thảo để nhân giống, trồng bằng hạt hoặc bạn có thể mua sẵn cây giống từ các vườn ươm có bán. Tỉ lệ trồng bằng phương pháp cắt cành tỉ lệ sống cao hơn và dễ hơn trồng hạt rất nhiều.

Nếu như cắt cành thì bạn có thể trồng bằng cách như sau:

  • Bước 1: cắt theo đoạn từ 5 – 10 cm (tỉ lệ sống của cành giâm xuống sống là 70 – 90%).
  • Bước 2: Chuẩn bị một chậu đất nhỏ được trộn từ 2/3 cát thô và 1/3 rêu bùn.
  • Bước 3: Giâm nhánh cây vào chậu đã chuẩn bị.

*Lưu ý: Đặt chậu ở nơi nhiều nắng, nhưng không được hứng ánh nắng trực tiếp. Tưới nước cho nhánh cây thường xuyên và giữ ấm cho chậu cây đến khi nhánh cây bén rễ khoảng ba tuần sau đó.

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hương thảo

Khi cành hương thảo nhân giống của bạn đã bén rễ, bạn có thể trồng chúng trong chậu hoặc ngoài vườn. Hương thảo sẽ thích nghi với hầu hết các điều kiện phát triển và khá khỏe mạnh. Cây chịu được môi trường tuyết, đá vôi, nhiệt độ cao, ven biển và tất cả các loại đất trồng. Tuy nhiên, hương thảo sẽ phát triển tốt nhất ở nơi có khí hậu hơi khô, từ ấm cho đến nóng. Vì vậy, bạn hãy chọn một nơi có đủ ánh mặt trời và khô ráo.

Lúc này bạn nên quyết định xem bạn muốn trồng hương thảo trong chậu hay trồng thành bụi ngoài vườn. Cây cũng có thể được uốn thành hàng rào thơm ngát và bắt mắt. Ở nơi khí hậu mát mẻ, bạn có thể trồng trong chậu để tiện di chuyển cây nếu cần thiết. Nếu trồng hương thảo trong vườn, hãy chọn loại đất thoát nước tốt. Hương thảo có thể thối rễ nếu đất ngập nước. Đất càng có tính kiềm, hương thảo sẽ càng thơm. Có thể trộn thêm ít vôi nếu như đất có tính axit quá cao.

Kinh nghiệm chăm sóc cây hương thảo cho bạn được tóm tắt lại như sau:

chăm sóc cây hương thảo
  • Nhiệt độ: Khoảng nhiệt độ để cây hương thảo phát triển tốt nằm trong dải từ 20 – 32 độ C
  • Tưới nước: Cây hương thảo thích môi trường đất khô nên bạn không cần tới nhiều nước. Cây sẽ thích kiểu hệ thống tưới nước ở các vườn hơn với mức độ trung bình. Nước mưa là thứ yêu thích nhất của cây hương thảo chứ không phải nước từ cây nước nóng lạnh trốn văn phòng. Cần chú ý không nên tưới vào ngọn và lá cây.
  • Bón phân: Hương thảo không phải loại thảo mộc cần phân bón, tuy nhiên bạn phải bón vôi cho đất trồng cây.
  • Thời tiết lạnh: Cây hương thảo không chịu được thời tiết lạnh điều hòa kể cả cây đã cứng cáp. Tuy nhiên nếu thời tiết bên ngoài quá nóng tới 60 độ thì bạn cũng có thể mang cây vào trong nhà, để chỗ có ánh nắng không trực tiếp chiều vào và không có điều hòa chiếu vào. Còn vào mùa đông bạn cũng cần tìm cách để giữ ấm cho cây sao cho đảm bảo dải nhiệt của cây nằm trong khoảng 20 – 32 độ C. Cây sẽ phát triển tốt.
  • Tỉa cây: Nếu không được tỉa tót cây hương thảo sẽ lan ra thành bụi rất nhanh do đó bạn cần cắt bớt vài nhánh cây để cây không lan ra quá rộng, hoặc có thể uốn cây thành các hình rồi đợi chúng nở hoa trông sẽ rất đẹp.

Cây hương thảo bị chết do những nguyên nhân gì?

Đây là một số nguyên nhân dẫn đến chết cây hương thảo:

  • Trồng trên giá thể giữ nước tốt như bột dừa, đất sạch tribat (đất này là hỗn hợp bột dừa và phân bò mục) và lại quá chăm tưới, cây bị hiện tượng này trong thời gian dài liên tục có thể bị đen lá và rụng, thối rễ – cây chết.
  • Cây không tưới nước trong thời gian quá lâu
  • Độ ẩm của gốc và không khí quá cao: xảy ra trong mùa mưa làm lá bị nhũn đen, thối rễ – cây chết.
  • Để cây trong phòng kín, thiếu ánh sáng cây yếu cộng thêm tưới nước lên lá và ngọn cây dẫn đến đen lá, thối ngọn – cây chết (nên để cây trong phòng có ánh sáng và để vài ngày lại đem cây ra ánh sáng tự nhiên một hai ngày).
  • Bón và tưới phân không đúng: bón quá nhiều, bón sát gốc, bón vào giữ trưa nắng; tưới phân lên lá quá đậm đặc, tưới vào khi nhiệt độ không khí tăng cao (buổi trưa, đầu giờ chiều nắng)…

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách chăm sóc cây hương thảo rồi. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn trồng được những cây hương thảo xinh xắn trong nhà nhé!

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...