Cây Tùng kim cương không còn xa lạ với những người chơi cây cảnh, cây thường được tạo thành những tác phẩm bonsai độc đáo với giá trị cao. Ngày nay, cây Tùng kim cương còn được trồng dạng nhỏ, mini để bàn sang trọng được đặt trên bàn làm việc, quầy lễ tân, phòng khách, phòng hợp, …

Đặc điểm cây Tùng kim cương
Tùng kim cương có dạng lá kim, những chiếc lá xếp khít nhau tạo hình dáng bông hoa chen chúc nhau tạo thành tán lá xanh um, tròn đầy quanh thân bonsai rất đẹp với nhiều hình dáng khác nhau. Cây có thể sống đến hàng trăm năm, và có giá trị kinh tế rất cao.

Thông tin chung cây Tùng kim cương:
- Tên tiếng Anh: Podocarpus chinensis
- Tên khoa học: Podocarpus chinensis
- Họ: La Hán Tùng (Podocarpaceae)
- Nguồn gốc: các khu vực Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản
Cây Tùng kim cương có tên tiếng anh là Podocarpus chinensis, thuộc họ La Hán Tùng (Podocarpaceae). Có nguồn gốc từ các khu vực Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản và là cây cảnh phổ biến ở Việt Nam, thường được dùng để trang trí sân vườn.
Đặc điểm tạo nên điểm nhấn của cây là thân và lá. Thân gỗ lớn, và nâu sẫm và dẻo dai nên có khả năng tạo dáng bonsai nghệ thuật, lại mang vẻ vững chãi và cổ kính. Lá kim, mọc thành chùm như những chùm hoa xanh mướt đẹp mắt, lá sum suê tạo thành những tán lá dày đặc mướt mắt tạo điểm nhấn tươi mát cho không gian. Vì thế, Tùng kim cương tạo thành những tuyệt tác bonsai có một không gian, giúp không gian thêm phần trang trọng, hoài cổ.
Ngoài ra, giống như các loại cây Tùng khác, Tùng kim cương có tuổi thọ rất cao, cây có khả năng sống đến trăm năm nên trong phong thủy cây còn là biểu tượng của cho sự trường thọ và bền vững.
So sánh cây tùng kim cương và cây tùng la hán
Tùng kim cương và Tùng la hán thường bị nhầm lẫn bởi vẻ ngoài khá giống nhau. Tuy nhiên chúng là 2 loại tùng khác nhau. Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất là lá, lá Tùng Kim Cương ngắn hơn, có góc cạnh ở đỉnh lá và thường mọc chụm lại như bông hoa, trong khi lá Tùng La Hán thuôn dài hơn và thường xếp đối xứng hai bên cành.
Đặc điểm | Tùng Kim Cương | Tùng La Hán |
Tên khoa học | Podocarpus chinensis | Thuộc họ La Hán |
Hình dáng | Lá kim, đầu lá nhọn như đỉnh kim cương, lá sắp xếp thành bông hoa | Thân thẳng, lá nhỏ thuôn dài, tán lá dày, cành xếp tầng ngang |
Màu sắc lá | Lá non xanh nhạt, già xanh đậm | Lá xanh quanh năm |
Đặc điểm sinh học | Cây đơn tính, ra hoa mùa hè, có quả | Không đơn tính, ít ra quả |
Tuổi thọ | Hàng trăm năm | Hàng trăm năm |
Khả năng tạo dáng | Dẻo dai, dễ uốn tạo bonsai nghệ thuật | Thân thẳng, ít linh hoạt hơn tùng kim cương |
Ý nghĩa
cây Tùng Kim Cương không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trị tinh thần và phong thủy tốt đẹp, được xem là biểu tượng của sức khỏe, tài lộc, bình an và khí phách của người quân tử.

- Biểu tượng của sự kiên cường và trường thọ: Trong bộ Tứ Quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, cây Tùng tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt vượt qua mọi nghịch cảnh. Vì thế, cây tùng kim cương có sức sống mãnh liệt, bền bỉ qua thời gian, tượng trưng cho sự kiên cường, vững chãi và khí phách của người quân tử, không khuất phục trước khó khăn gian khổ.
- Mang đến tài lộc và bình an: Cây Tùng Kim Cương đặc biệt còn mang ý nghĩa về sự giàu sang, phú quý, tài lộc và may mắn. Người ta tin rằng cây có khả năng xua đuổi tà ma, cản gió độc, mang đến bình an, an lành cho không gian sống và các thành viên trong gia đình.
Tác dụng
Cây Tùng Kim Cương là mang lại giá trị thẩm mỹ cao, ý nghĩa phong thủy tốt lành mang lại nhiều tác dụng và lợi ích.

- Trang trí: Với dáng vẻ uy nghi, tán lá xanh mướt và độc đáo, Tùng Kim Cương được trồng làm cây cảnh quan trong sân vườn biệt thự, resort, đình chùa hoặc tạo tác bonsai trưng bày trong nhà, văn phòng, sảnh lớn, góp phần tăng thêm vẻ sang trọng và đẳng cấp cho không gian.
- Nghệ thuật bonsai: Cây tùng kim cương với dáng thế uyển chuyển, lá xanh mướt và khả năng tạo dáng bonsai nghệ thuật, không chỉ làm đẹp không gian mà còn thể hiện giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ và đẳng cấp cho không gian sống.
- Cải thiện chất lượng không khí: Một số nguồn thông tin có đề cập rằng cây tùng nói chung và Tùng Kim Cương nói riêng có khả năng lọc bụi bẩn và các chất ô nhiễm trong không khí, góp phần làm không gian sống trong lành hơn.
- Giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần: Việc trồng và chăm sóc cây cảnh, đặc biệt là những loại cây mang ý nghĩa tốt đẹp như Tùng Kim Cương, có thể giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái và gần gũi với thiên nhiên.
- Quà tặng: Cây tùng kim cương còn được xem là món quà ý nghĩa để chúc sức khỏe, trường thọ, thành công và sự bền vững trong cuộc sống, đặc biệt phù hợp làm quà tặng cho gia đình, người thân và bạn bè.
- Giá trị kinh tế cao: Tùng kim cương có giá trị kinh tế cao, đắt gấp 3-4 lần so với các loại tùng thông thường, là loại cây cảnh được nhiều người săn đón.
Cách chăm sóc cây Tùng kim cương
Cây tương đối dễ trồng và chăm sóc, có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, ưa sáng và nhiệt độ ấm áp, độ ẩm trung bình. Tuy nhiên, một đặc điểm cần lưu ý là cây kém chịu úng.

- Ánh sáng: Tùng Kim Cương là loại cây ưa sáng, nên đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp phần lớn thời gian trong ngày. Nếu trồng trong nhà, cần phơi nắng cho cây ít nhất 1-2 giờ/ngày trước 9h sáng hoặc sau 3h chiều.
- Nhiệt độ và độ ẩm: Cây Tùng Kim Cương thích hợp với khí hậu ấm áp, nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển tốt nhất là từ 20-27°C. Độ ẩm thích hợp để cây phát triển là 50-60% và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột cho cây.
- Tưới nước: Như đã đề cập cây dễ bị úng nước vì thế chỉ tưới nước khi bền mặt đất đã khô. Nên tưới nước trước 9h sáng và sau 3h chiều.
- Đất trồng: Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Có thể sử dụng hỗn hợp đất thịt nhẹ trộn với trấu hun, xơ dừa, phân hữu cơ hoặc các loại giá thể chuyên dụng cho cây cảnh.
- Bón phân: Sử dụng phân NPK cân đối (ví dụ: 20-20-15 hoặc 16-16-8) hoặc phân hữu cơ hoai mục bón phân khoảng 1 tháng/lần cho cây.
- Cắt tỉa và tạo dáng: Việc cắt tỉa định kỳ giúp loại bỏ cành già, yếu, sâu bệnh, đồng thời kích thích cây ra chồi mới và duy trì dáng thế mong muốn, đặc biệt quan trọng với cây bonsai. Ngoài ra, bạn có thể dùng kẽm để tạo dáng bonsai cho cây.
- Sâu bệnh: tương đối ít bị sâu bệnh hại.
Cây Tùng kim cương trên thị trường có giá rất cao, có những tác phẩm được các nghệ nhân trưng bày và đấu giá rất đẹp và hiếm có. Ngoài ra, ngày nay cây còn được bán với kích thước mini để làm chậu cây để bàn. Tùy theo sở thích và nhu cầu hãy chọn cho mình một chậu Tùng kim cương đẹp nhé!
Bài viết liên quan
Cây Xương rồng tai thỏ – Cực kỳ đáng yêu và nổi bật
Xương rồng tai thỏ có hình dáng tai chú thỏ đáng yêu, cây nhỏ nhắn,...
Cây ngũ gia bì: Nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc
Ngũ gia bì là cây cảnh phổ biến ở nước ta, ngoài ra cây cũng...
Cây Phú Quý rực rỡ – Mang đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ
Cây Phú Quý là một loại cây cảnh nội thất rất phổ biến và được...
Cây Trúc phát tài – Biểu tượng may mắn, tài lộc dồi dào
Cây Trúc phát tài được xem là biểu tượng của tài lộc, may mắn, và...
Cây Vạn lộc rực rỡ – Biểu tượng của tài lộc và thịnh vượng
Cây Vạn lộc là một trong những cây cảnh nội thất được yêu thích nhất...
Cây Giữ tiền – Vừa sang trọng, vừa thu hút tài lộc, may mắn
Cây Giữ tiền trong phong thủy là được tin sẽ giúp gia chủ “Tiền vào...