Cây thài lài tía có khả năng chống ô nhiễm khá tốt. Có khả năng hút bụi và những khí thải đọc hại trong phòng. Một chậu thài lài cảnh trong vòng 6 tiếng đồng hồ có thể hút toàn bộ chất Formaldehyde có trong phòng.
Đặc điểm cây thài lìa tía
- Tên cây: cây thài lài tía
- Tên gọi khác: cây thài lài cảnh, thài lài chậu treo, thài lài cảnh, lan điếu trúc, cỏ chân vịt lá đốm
- Tên khoa học: Tradescantia zebrina
- Họ thực vật: thuộc dòng cỏ thủy trúc, họ cỏ chân vịt
- Nguồn gốc: cây có nguồn gốc từ Mexico, của trung Nam châu Mỹ
Cùng là loại cây thân thảo như cây muống nhật, thài lài tía ngoài phần thân thì lá của nó cũng mọng nước. Cây có khả năng bò lan sang khu vực xung quanh đất trồng. Có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các cây để cây phát triển theo ý muốn. Trồng mau thì cây sẽ phát triển theo chiều dọc, thẳng đứng và có thể cao từ 15-25cm hoặc hơn.
Lá của cây thài lài dài và nhọn ở phần đầu. Mặt trên có màu đỏ tía đậm hay màu lam ngọc xám, trông rất xưa cũ, rất mang tính gợi nhớ. Mặt phía dưới lá đơn thuần là màu tím không pha tạp, Phần cuống lá mập mạp bao quanh thân, màu hồng nhẹ nhàng.
Hoa mang màu hồng nhạt, cánh mỏng nhưng cứng cáp. Gồm 3 cánh tràng mọc ở lá bắc uốn cong ở đỉnh của thân cây. Thài lài tía cho hoa quanh năm trong thời tiết khí hậu ấm áp. Và hoa chỉ nở vào buổi sáng khi không khí vẫn còn mát mẻ và lớp sương sớm chưa kịp tan đi.
Tác dụng của cây thài lài tía
Cây mọc bụi thấp, có thể dùng để trồng viền, làm nền tạo thảm cho khuôn viên sân vườn, công trình cảnh quan. Hoặc cây chịu được bóng bán phần nên có thể trồng trong chậu, trang trí phòng khách, phòng làm việc, ban công…
Cây cũng được giới khoa học công nhận là có khả năng cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách lọc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds) rất tốt, một lớp các chất ô nhiễm thông thường và các chất gây kích thích đối với hệ hô hấp, bằng một quá trình được gọi là phytoremediation.
Ngoài ra cây còn có tác dụng chữa trị một số bệnh cho con người. Theo đông y, thài lài tía có vị ngọt, tính hàn, hơi độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, lương huyết, trừ ho. Cây được dùng làm thuốc chữa kiết lỵ, đái buốt, táo bón. Liều dùng 30-40g cây khô sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp hàn vết thương, chữa tụ máu sưng tấy, mụn nhọt, chốc lở. Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng chữa thủy thũng, sỏi niệu đạo, viêm họng, viêm ruột ỉa chảy, ho, thổ huyết, mắt đỏ sưng đau, bỏng lửa, bạch đới, đái đục, bệnh lậu, lỵ, mụn nhọt độc, phong nhiệt đau đầu.
Ý nghĩa của cây thài lài tía
Cây có sức sống bền bỉ, là cây lá màu tím thủy chung rất bắt mắt. Chính vì thế cây mang ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu bền vững, nhẹ nhàng và hạnh phúc.
Trồng cây Thài Lài Tím trong nhà cũng mang ý nghĩa mong muốn xua đuổi bệnh tật, tiêu trừ tà khí.
Cách trồng và chăm sóc cây thài lài tía
Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt hoặc tách nhánh. Chọn những đoạn thân, cây khỏe mạnh cắm vào nơi ẩm ướt là có thể sống được. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh rễ là 1 – 25 độ C, nếu thấp hơn 18 độ C thì rễ sẽ khó mọc và cây lớn rất chậm, nhưng nếu cao hơn 25 độ C, vết cắt dễ bị nhiễm trùng và thối.
Cây không mọc được trong râm nên dù làm cảnh cũng cần có ánh sáng mặt trời và nước đầy đủ.
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau, hãy cùng chaucayxuatkhau tham khảo:
- Về ánh sáng: Cây có thể phát triển tốt và có màu sắc lộng lẫy nhất là nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhưng cũng sẽ chịu được trong bóng bán phần. Vì vậy mà các quán cafe họ cũng thường treo chậu thài lài tía này trong khuôn viên của quán.
- Về nước tưới: Cây ưa ẩm nhưng cũng có thể chịu được khô hạn. Tuy nhiên, muốn cây phát triển tốt, xanh tươi, cần tưới nước, giữ ẩm thường xuyên. Mỗi ngày nên tưới cho cây một chút vào sáng sớm là vừa đủ.
- Về đất trồng: Cây thích hợp trong môi trường đất cát màu mỡ nhưng loài cây này cũng sẽ mọc tốt trên đất đá san hô. Tuy nhiên, đất thịt hoặc thêm một ít xơ dừa, phân hữu cơ là cây có thể sinh trưởng tốt và màu sắc ở lá cũng tươi tắn hơn. Tùy vào độ PH của đất mà hình dáng và màu sắc ở mỗi nơi có một sự thay đổi nhỏ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18-25 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình- cao 65-80%.
- Phân bón: Mỗi tháng nên bón phân cho cây 1 lần, nên tưới nước cho phân được tan ra để từ đó cây được phát triển tươi tốt và khỏe mạnh hơn.
- Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, chủ yếu sâu ăn lá và kiến. Chú ý dọn cỏ và bắt sâu hoặc phun thuốc cho cây khi phát hiện bệnh.
- Cắt tỉa: Khi cây phát triển quá dày, nên tỉa bớt nhánh để cây thoáng, phát triển tốt hơn.
Cây thài lài tía dễ trồng và dễ chăm sóc, vì thế nếu yêu thích thì bạn chắc chắn có thể trồng những chậu cây cảnh thật xinh.