Cái tên Nguyệt Quế có lẽ làm bạn liên tưởng ngay đến chiếc vòng dành cho các quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia đúng không? Là vì nguyệt quế mang ý nghĩa về sự chiến thắng. Cây Nguyệt Quế là một loài cây phong thủy rất được ưa chuộng bởi ngoài ý nghĩa cao đẹp ấy, nó còn có những ý nghĩa khác và cả những công dụng chữa bệnh. Vậy cây nguyệt quế trồng trong nhà được không? Cách chăm sóc thế nào?
Tìm hiểu cây Nguyệt Quế
Đây là một loài cây thân gỗ với lá màu xanh có mùi thơm dịu và xuất phát từ khu vực Địa Trung Hải. Trong các cuộc thi đấu Pythia và Olimpic của người Hy Lạp cổ đại, người ta sử dụng cành lá của cây Nguyệt Quế để làm chiếc vòng vinh quang trao cho người chiến thắng.
Chúng du nhập vào Việt Nam sớm và rất hợp với khí hậu nước ta. Chiều cao tối đa có thể đạt đến 10 – 18m. Nhưng người Việt thường trồng chúng ở dạng cây cảnh, bonsai hay cây phong thủy nên thường hạn chế chiều cao. Lá cây có hình ngọn giáo hoặc bầu dục, bóng láng, viền mép có hình răng cưa và thường mọc so le nhau.
Hoa có 5 cánh, màu trắng, gần giống hoa chanh và thường mọc từ các nách lá. Hương hoa thơm nhẹ nhàng, dịu mát. Quả nhỏ bằng đầu ngón tay, hình bầu dục với đỉnh nhọn. Khi chín quả có màu đỏ đậm và thường có 1 hoặc 2 hạt bên trong.
Cây nguyệt quế trồng trong nhà được không
Ngoài làm cây cảnh, loài cây này còn được biết đến với chức năng gia vị hoặc ứng dụng hiệu quả trong các loại thuốc Đông y (dùng trực tiếp hoặc làm tinh dầu). Theo các nghiên cứu, nhắc đến loài cây này, bạn không thể không nhắc đến những công dụng sau: hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, hô hấp và tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, chữa viêm hay nhiễm trùng đường tiết niệu, chống viêm, chữa da bị kích ứng và kháng khuẩn cho vết thương hở, …
Mùi hương của lá nguyệt quế khi đốt cháy hay tinh dầu của chúng có thể tạo cảm giác êm dịu, giúp đầu óc tỉnh táo, đánh bay mệt mỏi, lo âu. Nhờ vậy mà khi có những áp lực công việc hay cuộc sống, thả mình vào không gian có mùi hương này sẽ giúp ích cho bạn. Bạn có thể dùng tinh dầu hoặc chỉ cần phơi khô lá cây Nguyệt Quế rồi đốt lên đặt ở góc phòng.
Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi. Và có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.
Vì thế nguyệt quế cây cảnh trang trí trong sân vườn, chậu đặt bàn làm việc, bàn học hay văn phòng được yêu thích. Cũng được chọn trồng trước cửa nhà để mang lại tốt lành cho gia chủ. Dù giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được rất nhiều người mua về vì những ý nghĩa trên.
Cách trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế
Trước đây, loài cây này thường mọc hoang trong rừng. Tuy nhiên, hiện nay chúng đã được ứng dụng nhiều trong việc trồng làm cảnh. Nếu bạn quan tâm đến cách trồng và chăm sóc chúng thì AVi Việt Nam mời bạn thực hiện theo hướng dẫn sau nhé!
Nhân giống hay chuẩn bị giống
Bạn có thể lựa chọn 4 cách nhân giống như: Gieo hạt, giâm cành, chiết cành hoặc ghép mắt. Trong đó, cách chiết cành và ghép mắt thường được lựa chọn nhất. Các thao tác phải được thực hiện trên cây mẹ khỏe mạnh, không quá non cũng không nên quá già và không bị dị dạng.
Đất và dụng cụ trồng
- Cây Nguyệt Quế ưa sống trên đất thịt pha, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 5-7 và đặc biệt là có khả năng thoát nước tốt.
- Trước khi trồng cây, bạn nên trộn đất cùng xơ dừa, tro trấu và phân chuồng để tăng độ tơi xốp và tăng dinh dưỡng cho đất.
- Dụng cụ trồng cây có thể là chậu đất nung, chậu gốm sứ hoặc chậu xi măng. Nhưng lưu ý phải có lỗ thoát nước. Đối với những cây to, bạn có thể trồng thẳng ngoài đất.
Tiến hành trồng
Sau khi làm đất và chuẩn bị chậu, bạn cho đất vào 1/3 chậu rồi đặt cây vào. Tiếp đó, cho đất thêm để lấp đầy chậu. Tưới nước cho dẽ đất và cung cấp độ ẩm cho cây.
Sau khi trồng bạn nên đặt cây nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp đến khi cây bén rễ, đâm chồi ra lá mới thì mới chuyển cây đến nơi có ánh nắng.
Chăm sóc cây nguyệt quế
Quá trình chăm sóc cây, bạn nên đảm bảo các điều kiện môi trường về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm cho cây. Đồng thời bạn còn cần phải chú ý việc bón phân định kỳ cho cây phát triển tốt.
- Ánh sáng: Cây Nguyệt Quế không ưa quá nắng nên bạn hãy đặt cây nơi đón ánh nắng buổi sáng là tốt nhất. Nếu cây bị ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp cả ngày sẽ khiến cây mất sức sống.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt là 23 – 29 độ C và trong môi trường có độ ẩm cao.
- Đây là một trong những loài cây cảnh ưa nước. Bạn nên tưới nước thường xuyên để tránh hiện tượng mất nước.
- Bón phân: Mỗi tháng hoặc 2 – 3 tháng 1 lần, bạn bón 5 – 10gam NPK 20-20-15 hoặc có thể dùng 15-20gam Dinamix. Khi cây sắp ra hoa, bạn có thể cung cấp thêm phân Kali.
- Thay đất, thay chậu cho cây
Sau 6 tháng đến 1 năm hoặc khi cây Nguyệt Quế có dấu hiệu ngừng phát triển, bạn nên tiến hành thay chậu và thay đất cho cây. Các bước thực hiện như sau:
- Dùng dao xắn đất xung quanh mép chậu hoặc tưới nước vào chậu cho nhão đất để giảm độ bám của cây với chậu. Sau đó lấy cây ra khỏi chậu.
- Dùng kéo thật bén tỉa bỏ những phần rễ dài, già và làm gọn bộ rễ. Bạn có thể kết hợp việc tỉa cành nhánh cho cây trước khi trồng lại. Sau khi cắt tỉa cành nhánh, bạn nên thoa vôi để sát khuẩn.
- Chuẩn bị đất mới giàu dinh dưỡng và trồng cây lại.
Việc thay chậu nên thực hiện lúc thời tiết mát mẻ nhưng không nên thực hiên khi trời mưa để cây khỏe mạnh, không bị nấm bệnh.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan “cây nguyệt quế trồng trong nhà được không”. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn. Nếu muốn trồng một cây cảnh mang lại hương thơm nhẹ nhàng thư giãn tại nhà thì đây là một trong những cây bạn nên chọn.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...