Cây Nguyệt Quế: Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc

3.5/5 - (15 bình chọn)

Cây nguyệt quế hay còn được mọi người gọi là nguyệt quế, đây là cây cảnh ra hoa đẹp và thường được trồng thành bụi hay hàng. Hoa nguyệt quế được sử nhiều trong những cuộc thi lớn và có nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh và tài lộc. Hiện nay, loại cây này được trồng rất nhiều để làm cây cảnh ở trước nhà, khu tiểu cảnh, sân vườn, công viên, lối đi.

cây nguyệt quê

Tìm hiểu cây Nguyệt Quế 

Cây nguyệt quế có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở các khu rừng tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở khu vực gần ven suối, sông,…

  • Hoa nguyệt quế có tên khoa học là Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Rutaceae (họ Cam chanh).
  • Tên tiếng Anh Orange Jasmine.
  • Tên khác: Nguyệt quất, cây nguyệt quới, cửu ly hương, cây nguyệt quí…
  • Loại cây này thường bị nhầm lẫn với cây loại cây có cùng tên gọi thật (tên khoa học: Laurus nobilis) có nguồn gốc từ Hy Lạp.

Về đặc điểm

Cây nguyệt quế thường mọc hoang ở khu vực rừng thưa miền Bắc đến Trung Bộ, mọc dọc bờ nước, đồi núi, thung lũng và trong rừng nhiệt đới. Đây là loài cây ưa sáng, sinh trưởng tốt, thích hợp với nhiều loại đất và môi trường sống khác nhau. Hiện nay, loại cây này được trồng rất nhiều để làm cây cảnh, cây bonsai trước nhà, khu tiểu cảnh, sân vườn, lối đi, công viên.

Về hình thái

Cây nguyệt quế là cây thân gỗ cao trung bình 6m, có những cây thấp hơn chỉ 2m. Thân cây nguyệt quế khi non có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nhẵn bóng, thân không có lông hoặc nếu có chỉ là một số sợi lông nhỏ không đáng kể. Thân cây khi già sẽ hóa thành gỗ có màu nâu hoặc màu xám, vỏ cây nứt ra và sần sùi tương tự như cây bưởi, cây nho thân gỗ, cây ổi,…

Lá của cây này mọc xen kẽ nhau theo thân và được mang trên cuống lá. Những cụm lá của cây dài khoảng 12cm và là tập hợp của 2 dãy đối xứng nhau gồm 3 – 9 chiếc. Lá non mọc bóng và dài, có hình bầu dục hẹp và phía đầu lá nhọn.

Hoa nguyệt quế rất thơm, mùi thơm cực kỳ nhẹ nhàng, dễ chịu giống hoa mộc hương. Hoa mọc thành từng cụm gồm 8 bông ở đỉnh nhánh hoặc mọc ra từ nách lá. Mỗi hoa gồm có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu trắng, đường kính khoảng 12 – 18mm, uốn cong về phía sau. Hoa có 10 nhị và một bầu nhụy ở đỉnh và đầu nhụy có dạng hình cầu.

Hoa có đặc điểm tương đối khá giống với hoa bưởi, cam, quýt bởi cây thuộc họ Cam. Hoa của cây không nở thường xuyên mà lại xuất hiện sau những cơn mưa lớn, thời điểm nở rộ của hoa thường vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

Quả có hình trứng và bầu dục, khi non quả có màu xanh và chuyển dần sang màu cam hoặc đỏ tươi khi chín. Mỗi quả chỉ có từ 1 -2 hạt giống màu vàng hoặc hơi xanh. 

Công dụng của cây hoa nguyệt quế

Cây hoa Nguyệt Quế có rất nhiều công dụng như sau:

Giá trị cảnh quan

Cây hoa nguyệt quế có hoa đẹp và có hương thơm dịu được trồng trong chậu, tạo dáng làm bonsai, tiểu cảnh trang trí trong nhà, sân vườn,…. Cây cũng được trồng làm cây công trình, biệt thự, khuôn viên công ty, sân vườn của quán cafe,… vừa làm đẹp cảnh quan, vừa tạo nên một không gian thư giãn, thoải mái cho mọi người.

Giá trị kinh tế

Đây là loại cây trồng, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Giá bán sẽ còn tùy từng vùng, nguyệt quế lá nhỏ, lá to hay lá nhỏ thân xoăn cũng sẽ có mức giá khác nhau, có cây chỉ vài chục hoặc vài trăm nghìn nhưng có cây lên tới tiền chục tỷ. Các cây được tạo dáng bonsai cũng sẽ có giá cao hơn các cây không tạo dáng.

Giá trị với ngành y học

  • Chống viêm: tinh dầu cây nguyệt quế khi xoa lên các khớp xương sẽ giúp giảm đau và kháng viêm. Đồng thời, dùng bột lá của cây có thể đắp lên vết đứt hoặc vết thương vừa làm giảm các cơn đau vừa giúp kháng khuẩn hiệu quả.
  • Trị tiểu đường: theo các chuyên gia nếu sử dụng 3gr lá nguyệt quế mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu, các hoạt chất trong lá còn có hiệu quả trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Giúp tim mạch khỏe mạnh: trong lá nguyệt quế có chất caffeic acid, giúp bảo vệ tim khỏe mạnh.
  • Nấu ăn: cây có đặc tính ấm, nóng, lá cây thường được dùng để nấu ăn.
  • Tốt cho hệ hô hấp: Sử dụng lá hoặc tinh dầu xông hơi giúp làm sạch chất nhầy trong phổi, tốt cho bệnh nhân bị hen suyễn hoặc dị ứng. 
  • Trị ho và cảm lạnh: Dùng tinh dầu nguyệt quế trộn cùng với dầu nền rồi mát xa lên ngực và gan bàn chân.
  • Tạo tinh thần luôn thoải mái: Hương thơm dễ chịu của lá sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng, áp lực, stress, mệt mỏi.
  • Tinh dầu nguyệt quế vào dầu gội giúp trị gàu và ngăn ngừa gàu phát triển, đồng thời kích thích mọc tóc.

Lưu ý, việc sử dụng cây hoa nguyệt quế phải có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng lung tung vì có thể gây dị ứng và tác dụng phụ không mong muốn.

Cách trồng cây Nguyệt Quế

Loại cây này không quá khó trồng và cây này cũng rất ít sâu bệnh, sinh trưởng tốt. Cách chọn giống

Thời gian: Cây hoa nguyệt quế có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm Khi trồng chỉ cần chọn lựa kỹ giống và chăm sóc tốt là được.

Chuẩn bị đất trồng: 

  • Đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Các bạn nên chọn loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡvà có độ pH từ 5-7.
  • Trộn đất trồng cây: đất phù sa + xơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1
  • Đất trồng phải sạch sẽ và thoáng khí.

Mật độ trồng: Tùy theo từng loại hoa nguyệt quế bạn có thể linh hoạt về mật độ trồng. Trồng cây quá gần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đối với các cây cảnh, bonsai trồng trong các chậu lớn thì nên chọn chậu phù hợp với kích thước của cây.

Cách trồng:

  • Trồng bằng hạt: Mọi người nên xử lý hạt bằng cách ngâm nước ấm 60 độ C trong 6 tiếng, sau đó hãy gieo trực tiếp vào chậu. Hạt sẽ nảy mầm sau 4-7 ngày.
  • Trồng bằng cây con: Cho cây vào hố hoặc chậu đã chuẩn bị, lấp đất để rễ cây được thẳng và chú ý không làm vỡ bầu.

Kỹ thuật chăm sóc cho cây hoa nguyệt quế

Các bạn nên làm theo các kỹ thuật chăm sóc cây Nguyệt Quế dưới đây để có một cây Nguyệt Quế thật tốt.

Cách tưới nước

  • Cây cần nhu cầu nước cao, vì vậy luôn phải tưới đủ nước cho cây.
  • Tưới nước tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh làm úng, thối rễ cây

Cách cắt tỉa, tạo tán

  • Tiến hành tỉa cành thường xuyên 1 lần/ 1 tháng vào mùa mưa và 2 tháng/ lần vào mùa nắng.
  • Kết hợp tỉa cành, nhánh với định hình tạo dáng cho cây.
  • Thời gian cắt tỉa đến khi cây đã ra hoa là 45-50 ngày.
  • Phun Kali Nitrat 1 lần/ tuần, trong vòng hai tuần.
  • Sau khi cắt tỉa, khoảng 30-35 ngày cây sẽ có nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở nhiều.

Cách bón phân

Bón phân định kỳ cho cây mỗi tháng từ 1 đến 2 lần. Lượng phân bón sử dụng cho mỗi lần tùy thuộc vào kích thước của cây to hay nhỏ.

Ánh sáng 

Cây thích ánh sáng nhẹ, không thích nắng gắt, thích hợp là vào buổi sáng hay chiều tối vì thế nên trồng cây ở dưới bóng râm hay cạnh cửa sổ. Nếu cây được trồng trong nhà hoặc trong chậu thì bạn nhớ đem cây ra phơi nắng thường xuyên để có thể hấp thụ được ánh mặt trời.

Nhiệt độ và độ ẩm

  • Thích hợp với độ ẩm cao nên phải tưới đủ nước cho cây.
  • Nguyệt quế sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ tầm 23 – 29 độ C. Trường hợp nhiệt độ trên hoặc dưới khoảng này cây sẽ ngừng sinh trưởng. Cây cần được che chắn vào mùa hè hay mùa đông rét.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Nguyệt Quế mà Vườn cây Ngọc Tân đã tổng hợp cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này thì bạn đọc sẽ hiểu thêm về cây Nguyệt Quế cũng như cách tự trồng cho mình một chậu Nguyệt Quế thật đẹp.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...