Trồng cây cảnh không chỉ có tác dụng làm đẹp mà nhiều người còn quan tâm đến tác dụng của loại cây đó. Một trong những cây cảnh được nhiều người quan tâm hiện nay đó là cây ngũ gia bì. Vậy cây ngũ gia bì có tác dụng gì trong nhà cũng như với sức khỏe. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ tác dụng của loại cây này nhé.
Tìm hiểu cây ngũ gia bì
Ngũ Gia Bì hay còn có tên gọi khác là thích gia bì, hay xuyên gia bì, cây có tên khoa học là Araliaceae. Tên gọi của loại cây này bắt nguồn từ đặc điểm và hình dạng của nó, cây có tới 5 lá to mọc chụm vào nhau.
Loại cây này được xếp vào loại thực vật thân nhỏ, khi sinh trưởng cây sẽ có chiều cao lên tới 2m. Phần thân có rất nhiều gai, lá mọc so le từng chùm, mỗi chùm gồm 3-5 lá. Lá ngũ gia bì có hình thuôn dài, đầu nhọn, mỏng.
Hoa có màu xanh, nhỏ, thường nở rộ vào đầu hạ. Quả có hình cầu, đường kính khoảng 3mm, khi chín có màu đen.
Rễ cây ngũ gia bì là bộ phận được sử dụng. Sau khi thu hoạch, rễ sẽ được loại bỏ phần gỗ, chỉ lấy vỏ rồi đem phơi khô để dễ bảo quản. Vỏ rễ khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng sẽ cuộn lại thành từng ống. Mặt ngoài vỏ có màu vàng nâu, mặt trong có màu xám, xuất hiện nhiều chấm nâu vàng và mùi vị không rõ.
Ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc, tập trung nhiều ở các tỉnh như Chiết Giang, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Cây ngũ gia bì có tác dụng gì trong đời sống và y học?
1. Cây ngũ gia bì làm đẹp không gian sống
Tác dụng đầu tiên của cây ngũ gia bì phải kể đến đó là tác dụng làm đẹp không gian sống. Cây Ngũ Gia Bì cũng như nhiều loại cây cảnh khác, trồng trong nhà hay trong văn phòng, trên bàn làm việc với mục đích thay đổi không gian, mang đến không gian sống hài hòa với thiên nhiên.
Nhiều người trồng cây Ngũ Gia Bì trong nhà với mong muốn cải thiện không mang, mang đến môi trường mới cho ngôi nhà của mình. Bạn đặt một chậu cây Ngũ Gia Bì trên bàn làm việc sẽ thấy đẹp mặt hơn phải không. Đặt một chậu cây Ngũ Gia Bì trong nhà, bên cửa sổ hoặc ở ban công sẽ thấy ngôi nhà ấm áp, thoải mái và thư thái hơn nhiều khi có cây xanh. Vì vậy nếu bạn muốn thay đổi không gian nhàm chán của gia đình mình, tốt nhất nên trồng cây xanh trong đó có Cây Ngũ Gia Bì nhé.
2. Cây ngũ gia bì thanh lọc không khí
Cây Ngũ Gia Bì được NASA chứng minh là hiệu quả trong việc làm giảm formaldehyde, toluene và benzene từ không khí. Ngoài ra cây có khả năng đuổi muỗi, côn trùng rất thích hợp để trên bàn làm việc, bàn học. Đó là lý do tại sao nhiều người đặt Cây Ngũ Gia Bì trên bàn làm việc của mình.
Cây Ngũ Gia Bì còn giúp loại bỏ những chất bức xạ từ máy tính cũng như các thiết bị điện tử trong gia đình. Vì vậy bạn có thể đặt một chậu Cây Ngũ Gia Bì trong nhà hoặc phòng làm việc, bên cạnh tivi hoặc tủ lạnh đều được nhé. Cây sẽ mang đến cho bạn cũng như gia đình không gian sống thư thái, thoải mái và cực kỳ tốt cho sức khỏe.
3. Cây ngũ gia bì cải thiện phong thủy
Tác dụng thứ ba của Cây Ngũ Gia Bì được rất nhiều người quan tâm đó là yếu tố phong thủy. Trong phong thủy, Cây Ngũ Gia Bì có ý nghĩa giúp gia chủ phát triển vững mạnh, ổn định tài vận, giữ được tiền tài.
Trong ngũ hành tương sinh, Cây Ngũ Gia Bì là cây của người mệnh Mộc, tương sinh cho mệnh Mộc. Những người mệnh Mộc trồng một chậu Cây Ngũ Gia Bì sẽ có được tài khí và nhiều điều may mắn.
Hơn nữa, mỗi lá của Cây Ngũ Gia Bì tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong ngôi nhà bạn. Vì vậy bạn có thể đặt một chậu Cây Ngũ Gia Bì trong nhà để cải thiện yếu tố phong thủy, mang đến nhiều thuận lợi cho mình và các thành viên trong gia đình.
Thường người ta đặt ngũ gia bì là để ngăn cho khí vận không tốt đến gần nơi đặt cây, nên tốt nhất đặt ngũ gia bì ở phòng trẻ nhỏ, phòng ngủ, ở ô giếng trời gần phòng bếp… giúp ngôi nhà luôn thông thoáng và cải thiện yếu tố phong thủy rất tốt.
Cây Ngũ gia bì hợp nhất với những người tuổi Dần, tốt hơn nữa nếu như người tuổi Dần đó lại mang mệnh Mộc hoặc Hỏa. Những năm sinh tuổi Dần phù hợp để trồng cây gồm: Canh Dần (1950), Giáp dần (1974), Bính Dần (1986), Mậu Dần (1938-1998).
4. Cây ngũ gia bì có tác dụng chữa bệnh
Cây ngũ gia bì có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Trong thân và rễ của cây ngũ gia bì có chứa Eleutherococcus senticosus Maxim. Các heterozit gồm syringin C17H24O9.H2O hay eleutherozit B, eleutherozit α hay β sitosterol glucozit C35H60O6, eleutherozit C C8H16O6, eleutherozit B1 C17H20O10. Trong vỏ thân cây ngũ gia bì có eleutherozit nhiều hơn, trong thịt quả và vỏ thân có heterozit A, B, C và E nhiều hơn. Tác dụng của các heterozit này tương đồng với một số heterozit có trong nhân sâm, vì vậy có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Cây ngũ gia bì có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, giãn mạch giúp tăng lưu lượng máu ở các động mạch vành từ đó giúp giảm huyết áp. Đồng thời tăng trí lực và thể lực, chống lão suy, tăng quá trình đồng hóa và chức năng tuyến sinh dục, xúc tiến tổ chức tái sinh và gia tăng quá trình chuyển hóa.
Hoạt chất trong ngũ gia bì có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể, điều chỉnh miễn dịch, kháng tế bào ung thư và virus. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp điều trị một số bệnh lý liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, cầm ho, long đờm,…
Trong đông y, đây được coi là vị thuốc quan trong trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Nó có tác dụng mạnh gân cường cốt, trừ thấp, đẩy lùi cơn đau nhức. Ngoài, cây ngũ gia bì còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt. Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, thoái hóa cột sống,…
Ngoài ra, cây ngũ gia bì còn được dùng như một bài thuốc trị thấp khớp. Lấy 120g mỗi vị gồm ngũ gia bì, tùng tiết và mộc qua đi tán bột, mỗi lần lấy ra từ 3-4g uống, mỗi ngày uống 2 lần.
Hoặc có thể điều trị gãy xương bằng bài thuốc sử dụng địa cốt bì và ngũ gia bì mỗi vị 40g tán nhuyễn. Dùng thịt của 1 còn gà nhỏ giã nát, trộn với thuốc cho đều, dùng đắp bên ngoài, cố định bằng bó nẹp, sau 7 ngày thì tháo nẹp.
Phụ nữ cơ thể bị suy nhược có thể dùng mẫu đơn, cây ngũ gia bì đương quy và xích thược mỗi loại đều 40g đi tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g.
Những người bị lở ngứa eczema có thể lấy 20g mỗi vị gồm lá ngũ gia bì, cây cỏ dĩ (hy thiêm thảo), bạch chỉ, thổ phục linh, tỳ giải và rễ gấc. Tất cả sắc nước, chia ra uống ngày 2 lần sáng và tối, uống liên tục 7 ngày sẽ thấy giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Các vị trí nên đặt cây Ngũ Gia Bì trong nhà
Đặt cây Ngũ Gia Bì tại những vị trí sau đây sẽ tốt cho phong thủy và giúp cây có thể sinh trưởng, phát triển lớn quanh năm:
- Đặt trên bàn làm việc: giúp bạ thư giãn, tâm trạng thoải mái nhẹ nhàng, cung cấp thêm oxy để tăng hiệu suất làm việc.
- Đặt ở khu vực ban công: sẽ giúp giảm đi sự nóng bức từ môi trường bên ngoài, gia tăng khả năng điều hòa không khí trong ngôi nhà của bạn.
- Đặt ở đại sảnh hoặc trước của nhà: đặt như vậy sẽ có lợi trong phong thủy, giúp thu hút vượng khí và tài lộc về cho bạn.
- Đặt ở sân vườn: giúp tô điểm thêm vẻ đẹp và sự đa dạng cho khu vườn trong ngôi nhà của bạn.
Cũng như những loại cây khác, ngũ gia bì thực hiện hấp thụ oxy vào ban đêm nên cần tránh đặt cây trong phòng ngủ để đảm bảo dưỡng khí trong phòng. Đồng thời nên đặt cây tại các vị trí sạch sẽ, thoáng đãng để việc trao đổi khí của cây diễn ra tốt. Bên cạnh đó cây ngũ gia bì trị muỗi nên có thể lựa chọn để cây gần lối đi hoặc các góc tường.
Việc lựa chọn hướng đặt cây ngũ gia bì cũng cần lưu ý một số chi tiết liên quan đến phong thủy. Cây ngũ gia bì hợp với người mệnh mộc nên sẽ tốt hơn nếu được đặt tại phía đông hoặc đông nam.
Cách trồng và chăm sóc ngũ gia bì như thế nào?
- Ngũ gia bì là loại cây dễ trồng và không hề kén chọn. Loại cây này thích hợp nhất với đất được ủ phân chuồng cho hoai mục. Sử dụng xơ dừa để tạo độ thông thoáng cho đất.
- Nên tưới nước mỗi ngày một lần. Đây là loại cây ưa nước nên bạn đừng để cây thiếu độ ẩm
- Nhiệt độ thích hợp của loại cây này là từ 20-30 độ C. Dưới 5 độ C cây sẽ bị rụng lá.
- Đây là loại cây ưa sáng nhưng bạn cũng không nên để cây ngoài trời nắng gắt.
- Cây rất dễ bị rầy hay sâu ăn lá phá hoại. Bạn hãy để ý vệ sinh lá vàng và nhổ có gốc để phòng trừ sâu bệnh.
Trên đây là một số thông tin về “cây ngũ gia bì có tác dụng gì”. Ngoài việc làm cây cảnh và xua đuổi côn trùng, cây ngũ gia bì còn là bài thuốc Nam quý giá. Bạn hãy trồng 1 cây trong nhà để xua đuổi muỗi nhé.
Bài viết liên quan
Tuổi canh ngọ hợp cây gì để bàn làm việc giúp chiêu tài, rước lộc?
Phong thủy ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong mọi mặt của cuộc...
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...