Lưỡi mèo thuộc họ hàng với Lưỡi hổ, là một loại cây cảnh phổ biến nhờ vẻ đẹp khỏe khoắn, sang trọng, tươi sáng và độc đáo như một bông hoa nhỏ đáng yêu. Cây lưỡi mèo còn có sức sống mãnh liệt, luôn xanh tốt và tốc độ phát triển chậm nên luôn tạo được vẻ tươi tắn cho không gian mà không tốn nhiều công cắt tỉa.

Đặc điểm của cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo còn gọi là cây lưỡi cọp, là loại cây cảnh nhỏ gọn, xanh quanh năm,dễ chăm sóc. Lá lưỡi mèo dày, xếp chồng so le tạo thành dạng ống độc đáo, nhìn giống bông hoa xanh ngọc rất bắt mắt nên rất được yêu thích làm cây để bàn. Hình dáng tổng thể của những bẹ lá thon dài vươn lên gợi liên tưởng đến những thanh kiếm xanh mềm mại, đầy kiêu hãnh.

Thông tin chung:
- Tên thông thường: Cây lưỡi mèo
- Tên khác: Cây lưỡi cọp
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata var.
- Họ: Măng tây (Asparagaceae)
- Nguồn gốc: Các khu vực Châu Á và Châu Âu
Cây lưỡi mèo là một biến thể nhỏ bé nhưng đầy cuốn hút của cây lưỡi hổ. Chiều cao khiêm tốn chỉ từ 10-20cm giúp nó trở thành “ứng cử viên” lý tưởng cho những chậu nhỏ xinh đặt trên bàn làm việc, kệ sách hay bệ cửa sổ.
- Điểm nhấn đặc biệt nhất của cây lưỡi mèo chính là những chiếc lá. Lá mọc thẳng, hình dạng giáo hẹp, thon nhọn ở hai đầu, dài khoảng 15-40 cm và rộng từ 3-8 cm. Viền lá lượn sóng nhẹ nhàng, kết hợp với màu xanh đậm được viền vàng nổi bật tạo nên một vẻ ngoài ấn tượng. Bề mặt lá phẳng, bóng loáng và không có gân rõ ràng, sờ vào cảm giác dày dặn, cứng cáp.
- Hoa mọc thành chùm có màu trắng và tỏa ra mùi hương thơm rất dễ chịu. Tuy nhiên, nếu trồng để trang trí trong nhà, thì Lưỡi mèo rất hiếm ra hoa.
Ngoài ra, cây Lưỡi mèo còn có sức sống bền bỉ, có thể sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện khác nhau. Dù là trồng trên đất đá sỏi, sống thủy sinh trong nước, hay thậm chí là chịu đựng việc tưới nước thất thường, cây vẫn có thể tồn tại và phát triển. Cây Lưỡi mèo có 3 loại phổ biến được phân biệt dựa vào màu sắc: Lưỡi mèo xanh có sọc vàng trên toàn thân. Lưỡi mèo xanh lục đơn sắc, mang vẻ đẹp đơn giản, tinh tế. Lưỡi mèo xanh lục đốm trắng, tạo điểm nhấn độc đáo.
Phân biệt cây lưỡi hổ và lưỡi mèo
Nhiều người thường nhầm tưởng hai loại cây này là một bởi chúng là hình dáng khá giống nhau. Tuy nhiên nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy chúng có những điểm khác nhau.

Nếu như cây lưỡi hổ thường hẹp, dài và sắc nhọn, giống như một chiếc đinh ba thì cây lưỡi mèo lại có hình dạng rộng hơn, các rãnh sâu trên mặt trên và lá khá ngắn.
Ý nghĩa của cây lưỡi mèo
Trong thế giới phong thủy, cây Lưỡi Mèo được xem như một bảo vật, một lá bùa hộ mệnh đầy quyền năng, giúp thu hút vượng khí, tài lộc và may mắn cho gia chủ.
- Người ta tin rằng, Cây Lưỡi Mèo có khả năng thu hút may mắn, tài lộc, giúp con đường công danh sự nghiệp của bạn thêm phần hanh thông, thuận lợi.
- Với dáng lá như những thanh kiếm, cây còn được cho là có tác dụng xua đuổi tà khí, hóa giải năng lượng tiêu cực, bảo vệ không gian sống và những người thân yêu của bạn khỏi những điều xui xẻo, tai ương.
- Sức sống mãnh liệt của Lưỡi mèo là biểu tượng của sự trường tồn, và ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm.
Cây lưỡi mèo hợp mệnh gì? Cây lưỡi mèo hợp với tuổi nào?
Cây lưỡi mèo là loại cây có thể hòa hợp với hầu hết các mệnh. Tuy nhiên, khi được hỏi cây lưỡi mèo hợp mệnh gì nhất? Chắc chắn không thể không nhắc tới mệnh Kim và mệnh Thổ. Bởi vì màu trắng trên thân lá tượng trưng cho màu sắc của mệnh Kim và hình dạng chiếc lá cũng tương tự như lưỡi dao.

Bên cạnh đó, người mệnh Mộc và mệnh Thủy cũng có thể trồng cây lười mèo xanh lục đơn sắc, bởi màu xanh thuần là biểu tượng cho hành Mộc, người mệnh Mộc trồng cây lưỡi mèo sẽ giúp bổ trợ năng lượng, ổn định tinh thần và giúp công việc của họ thêm thuận lợi. Mà theo thuyết tương sinh, Thủy sinh Mộc nên những người mang 2 mệnh này đều hợp để trồng cây lưỡi mèo.
Vậy cây lưỡi mèo hợp với tuổi nào? Những người tuổi Hợi chắc hẳn không thể nào bỏ qua loại cây cảnh này. Đây được xem là thần hộ mệnh cho những người mang tuổi Hợi, Khi những người mang tuổi này trồng cây lưỡi mèo sẽ đem lại nhiều may mắn và tiền tài, hơn nữa nó còn giúp họ càng phát huy tốt những điểm mạnh và hạn chế tối đa những điểm yếu của mình để ngày càng phát triển và thành công hơn.
Tác dụng của cây lưỡi mèo
Không chỉ sở hữu vẻ ngoài độc đáo, ý nghĩa phong thủy tài lộc, bảo vệ, cây còn mang đến vô vàn tác dụng tuyệt vời.

- Trang trí: với kích thước nhỏ gọn và dáng lá độc đáo, Cây Lưỡi Mèo là vật trang trí hoàn hảo, mang nét xanh tươi và sang trọng cho bàn làm việc, kệ sách, phòng khách hay văn phòng.
- Giúp ngủ ngon: Điều đặc biệt ấn tượng là khả năng thải oxy của cây cả ngày lẫn đêm. Giúp cây trở thành lựa chọn lý tưởng cho phòng ngủ.
- Giảm căng thẳng, tăng sự tập trung, sáng tạo: cây cũng hỗ trợ tăng sự tập trung và sáng tạo khi đặt trong không gian làm việc hoặc học tập
- Thanh lọc không khí: Cây Lưỡi Mèo là “máy lọc khí tự nhiên” cực kỳ hiệu quả! Cây có khả năng hấp thụ mạnh mẽ các khí độc hại thường gặp trong nhà như formaldehyde, nitrogen oxide, khói thuốc lá và thậm chí là bức xạ từ các thiết bị điện tử, giúp không khí trong lành.
- Quà tặng: Cây Lưỡi Mèo như một món quà ý nghĩa để dành tặng bạn bè, người thân, thay lời chúc may mắn và bình an đến họ.
Cây hoàn toàn không độc hại, an toàn cho sức khỏe của cả người lớn, trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà nên bạn có thể yên tâm để rinh một chậu lưỡi mèo về trang trí cho nhà mình nhé!
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo
Chăm sóc Cây Lưỡi Mèo thật đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều công sức, nhưng vẫn đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng tích cực.

- Ánh sáng: Cây ưa sáng vừa phải, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên gián tiếp. Cây vẫn sống tốt ngay cả trong điều kiện bóng râm hoặc ánh sáng đèn huỳnh quang.
- Đất trồng: Hãy chọn đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm cát hoặc xỉ than để tăng cường độ thoát nước, giúp bộ rễ “dễ thở” hơn.
- Tưới nước: Đây là loài cây chịu hạn “đỉnh cao”! Hãy chỉ tưới khi thấy lớp đất mặt đã khô hoàn toàn. Tưới quá nhiều nước chính là kẻ thù số một gây thối rễ đấy.
- Bón phân: Cây không cần quá nhiều dinh dưỡng. Chỉ cần bổ sung phân bón NPK với liều lượng vừa phải khoảng 2-3 tháng một lần là đủ để cây phát triển xanh tốt.
Nhân giống cây Lưỡi mèo
Có nhiều cách nhân giống cây Lưỡi mèo nhưng tách bụi phương pháp nhanh nhất và cho tỷ lệ thành công cao nhất vì chồi non đã có sẵn hệ rễ và lá phát triển từ cây mẹ. Vì thế Ngọc Tân sẽ hướng dẫn bạn cách tách bụi để trồng cây Lưỡi mèo nhé.
- Quan sát quanh gốc cây mẹ, bạn sẽ thấy các chồi non khỏe mạnh mọc lên. Chọn những chồi đã có vài lá và đủ lớn (cao khoảng vài cm trở lên) để có thể sống độc lập.
- Sử dụng dao hoặc kéo sắc, đã được khử trùng cẩn thận (để tránh lây lan bệnh), cắt tách chồi ra khỏi gốc cây mẹ. Cố gắng giữ lại càng nhiều rễ của chồi càng tốt.
- Trồng ngay chồi đã tách vào một chậu mới đã chuẩn bị sẵn đất. Đất trồng lý tưởng là loại tơi xốp, giàu mùn và đặc biệt quan trọng là phải thoát nước thật tốt. Bạn có thể trộn thêm cát hoặc xỉ than vào đất để tăng độ thoáng khí.
- Sau khi trồng, tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm đều cho đất nhưng tuyệt đối tránh để đất bị sũng nước. Đặt chậu cây mới ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm. Cây con sẽ nhanh chóng phục hồi, bén rễ và bắt đầu phát triển lá mới.
Cây Lưỡi mèo giống như một bông hoa nhỏ, trồng mãi không lớn, rất dễ thương. Trồng hơn 6 tháng thì cây đâm chồi cây mới, mà không tốn quá nhiều công chăm sóc. Vì thế, nếu bạn yêu thích vẻ đẹp sang trọng, khiêm tốn của cây thì đừng ngại rinh một chậu về nhé!
Qua những thông tin về cây lưỡi mèo ở trên, chúng tôi hy vọng rằng các bạn có thể có hiểu hơn về loại cây này cũng như tự tay trồng được những chậu cây lưỡi mèo đẹp.
Bài viết liên quan
Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc
Ngọc ngân sở hữu bộ lá đốm trắng trên nền xanh tươi mát, sang trọng...