Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Vậy bạn có biết loại cây này có những đặc điểm gì thú vị không? Hãy cùng Vườn cây cảnh Ngọc tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đặc điểm của cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo còn hay được gọi bằng cái tên cây lưỡi cọp, một loại cây có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Tây Phi. Lưỡi mèo có dạng ống, các lá bảng lớn xếp chồng so le độc đáo, kết hợp với màu xanh đậm và viền vàng tươi tắn, vô cùng bắt mắt. Không chỉ thế cây còn mang nhiều ý nghĩa tài lộc, may mắn, lại rất dễ trồng, dễ chăm vì thế được đông đảo người yêu thích và lựa chọn làm cây cảnh trang trí.
- Tên thường gọi: Cây Lưỡi Mèo
- Tên gọi khác: Cây lưỡi cọp
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
- Họ thực vật: Agavaceae
- Kích thước trung bình: 10 – 15cm
Điều tạo nên sự khác biệt của cây lưỡi mèo so với những loại cây cảnh khác là nó có những bẹ lá dày, thon dài có hình dạng giống như thanh kiếm. Đặc biệt, trên bề mặt của lá có các đường viền nằm ngang, nhẵn bóng. Lá có màu xanh đậm, viền vàng, được xếp chồng lên nhau so le cuộn vào thành dạng ống rất lạ mắt.
Cây lưỡi mèo ra hoa thường mọc thành từng chùm và có màu trắng. Khi nở, hoa có mùi hương rất dễ chịu. Tuy nhiên, loại cây này rất hiếm khi ra hoa, nên hầu như khi trồng để trang trí sẽ không thấy hoa nở.
Cây lưỡi cọp rất dễ trồng, nó có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau từ môi trường thủy sinh, trong đất, ngoài trời, thậm chí là trong nhà. Dù là dưới ánh nắng mặt trời hay trong bóng râm nó đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt nhất ở khoảng 20-30 độ C.
Phân biệt cây lưỡi hổ và lưỡi mèo
Nhiều người thường nhầm tưởng hai loại cây này là một bởi chúng là hình dáng khá giống nhau. Tuy nhiên nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy chúng có những điểm khác nhau.

Nếu như cây lưỡi hổ thường hẹp, dài và sắc nhọn, giống như một chiếc đinh ba thì cây lưỡi mèo lại có hình dạng rộng hơn, các rãnh sâu trên mặt trên và lá khá ngắn.
Ý nghĩa của cây lưỡi mèo
Không chỉ được yêu thích bởi những đặc trưng về hình dáng mà cây lưỡi mèo còn có nhiều ý nghĩa trong phong thủy.
Theo quan niệm của người xưa, những ai trồng cây lưỡi mèo trong nhà sẽ mang lại vận may, tài lộc. Hơn nữa, cây lưỡi mèo còn là biểu tượng của sự thịnh vượng, trường tồn. Đặc biệt nó còn giúp bảo vệ gia chủ khỏi ma quỷ và những điều không may giống như một lá bùa hộ mệnh.
Cây lưỡi mèo hợp mệnh gì? Cây lưỡi mèo hợp với tuổi nào?
Cây lưỡi mèo là loại cây có thể hòa hợp với hầu hết các mệnh. Tuy nhiên, khi được hỏi cây lưỡi mèo hợp mệnh gì nhất? Chắc chắn không thể không nhắc tới mệnh Kim và mệnh Thổ. Bởi vì màu trắng trên thân lá tượng trưng cho màu sắc của mệnh Kim và hình dạng chiếc lá cũng tương tự như lưỡi dao.

Bên cạnh đó, người mệnh Mộc và mệnh Thủy cũng có thể trồng cây lười mèo xanh lục đơn sắc, bởi màu xanh thuần là biểu tượng cho hành Mộc, người mệnh Mộc trồng cây lưỡi mèo sẽ giúp bổ trợ năng lượng, ổn định tinh thần và giúp công việc của họ thêm thuận lợi. Mà theo thuyết tương sinh, Thủy sinh Mộc nên những người mang 2 mệnh này đều hợp để trồng cây lưỡi mèo.
Vậy cây lưỡi mèo hợp với tuổi nào? Những người tuổi Hợi chắc hẳn không thể nào bỏ qua loại cây cảnh này. Đây được xem là thần hộ mệnh cho những người mang tuổi Hợi, Khi những người mang tuổi này trồng cây lưỡi mèo sẽ đem lại nhiều may mắn và tiền tài, hơn nữa nó còn giúp họ càng phát huy tốt những điểm mạnh và hạn chế tối đa những điểm yếu của mình để ngày càng phát triển và thành công hơn.
Tác dụng của cây lưỡi mèo
Không chỉ có ý nghĩa tuyệt vời trong phong thủy mà cây lưỡi mèo còn có rất nhiều công dụng trong đời sống:
Trang trí không gian

Cây lưỡi mèo có hình dạng đẹp mắt, thân cây thấp và tán lá xòe vừa phải rất phù hợp để trang trí nhiều vị trí như: trên bàn làm việc, phòng khách hoặc sảnh chờ. Đặt một cây lưỡi mèo sẽ giúp tạo thêm điểm nhấn và làm tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống của bạn.
Khả năng thanh lọc không khí
Không chỉ đơn giản trang trí đẹp mắt mà cây lưỡi mèo còn có khả năng thanh lọc không khí cực kỳ hiệu quả. Nó có thể hấp thụ khí độc thải ra từ lò vi sóng, máy điều hòa, thiết bị điện tử, khói thuốc lá,…Nhờ đó, khi đặt cây lưỡi mèo trong không gian sống sẽ giúp mọi người ngăn ngừa một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp khác.
Bên cạnh đó, cây lưỡi mèo còn có tác dụng hấp thụ CO2 và thải khí O2 cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, bạn có thể trồng cây lưỡi mèo trong phòng ngủ để có giấc ngủ sâu hơn mà vẫn an toàn cho sức khỏe.
Sử dụng làm quà tặng
Cây lưỡi mèo là một cây cảnh được sử dụng làm quà tặng rất hợp lý có công dụng rất tốt, có tác dụng bảo vệ sức khỏe, làm đẹp cho không gian sống. Đặc biệt, nếu bạn biết cây lưỡi mèo hợp mệnh gì thì có thể dùng làm quà tặng hộ mệnh cho những người thân, bạn bè xung quanh.
Làm thuốc chữa bệnh
Điều mà ít người biết được là chất nhầy của cây lưỡi mèo gần giống như cây nha đam nên nó có khả năng chữa trị một số căn bệnh trong Đông Y như: Làm dịu vết bỏng, trầy xước và vết cháy da do nắng, làm thành phần mỹ phẩm, kháng khuẩn,….
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên nếu bạn áp dụng các kỹ thuật chăm sóc sau sẽ trồng được cây lưỡi mèo có màu sắc đẹp.
Điều kiện trồng cây lưỡi mèo

- Đất: Cây lưỡi mèo là dạng cây mọng nước nên lựa chọn những loại đất cần thoáng khí, có thể dùng đất cát ẩm để trồng;
- Chậu: Bởi cây lưỡi mèo là dạng rễ chùm phát triển rất nhanh nên dùng chậu lớn một chút để hạn chế thay chậu nhiều lần làm đứt rễ cây. Đồng thời, chọn những chậu có nhiều lỗ thoáng khí giúp rễ cây có thể sinh trưởng thoải mái.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp là 18 – 30 độ.
Cách chăm sóc cây lưỡi mèo
- Nước tưới: Cây lưỡi mèo không ưa nhiều nước bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/tuần.
- Ánh sáng: Tránh đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng sẽ cháy lá, đặt nơi quá lạnh cây sẽ còi cọc. Có thể đặt cây trong bóng râm liên tục nhưng nên cho cây đón ánh nắng sớm mỗi 1 lần/tuần.
Cách nhân giống cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo có giá thành khá rẻ chỉ từ 20 – 50 ngàn đồng/cây hoặc bạn có thể tự nhân giống bằng cách tách chồi.
- Thông thường cây lưỡi mèo thường sẽ mọc chồi non ở nách lá. Bạn cần tách chồi non từ gốc cây một cách nhẹ nhàng và cho vào chậu cây mới.
- Chậu cây cần được đặt trong bóng râm, tưới nước đầy đủ trong thời gian ngắn thì có thể sinh trưởng được. Vào thời điểm thay đất trồng với các chồi non này là lúc thích hợp nhất để nhân giống cây lưỡi mèo.
Qua những thông tin về cây lưỡi mèo ở trên, chúng tôi hy vọng rằng các bạn có thể có hiểu hơn về loại cây này cũng như tự tay trồng được những chậu cây lưỡi mèo đẹp.
Bài viết liên quan
Cây lưỡi hổ: nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng & chăm sóc
Cây lưỡi hổ được biết đến là loại cây cảnh nội thất đứng đầu trong danh...
Top 10 Các loại cây lá màu – Dẫn đầu xu hướng năm 2025
Xu hướng trang trí cây lá màu đang ngày càng được ưa chuộng, bởi sự...
Top 15 Các loại cây ưa bóng râm: Giải pháp cho không gian thiếu ánh sáng
Bạn yêu thích cây xanh nhưng không gian sống lại thiếu ánh sáng? Ngọc Tân...
Top 6 các loại cây ưa sáng ấn tượng, được yêu thích hiện nay
Các loại cây ưa sáng không chỉ mang đến vẻ đẹp tươi tắn cho không...
Top 15 các loại cây trồng trong văn phòng: tốt cho sức khỏe, mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp và dễ trồng
Trong môi trường làm việc hiện đại, cây trồng không chỉ là vật trang trí...
Top 8 chậu cây thủy sinh để bàn cực đẹp mà lại bền, dễ chăm
Bạn có bao giờ ao ước mang một góc thiên nhiên xanh mát vào không...