Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Đặc biệt với dáng vẻ ngoan cường, uy nghi – Cây được ưa chuộng đặt trên bàn làm việc. Hơn nữa khi xét về ý nghĩa phong thủy thì đây cũng là một loài cây mang nhiều may mắn. Vậy cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?
Những thông tin cơ bản về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ – Loài cây cảnh rất được yêu thích hiện nay. Cây đến từ vùng nhiệt đới Tây Phi. Có sức sống bền bỉ. Lá cây mọc thẳng đứng với hướng mọc thẳng lên trời. Hình dáng lá dài và dẹt. Lá lưỡi hổ thon nhỏ ở hai đầu. Mép lá có viền vàng hoặc đỏ nhạt. Bề mặt lá trơn tru. Lá không có vân nhưng khi nhìn lại thấy những vệt ngang màu xanh đậm. Vì thế cây làm cảnh rất đẹp.
Đặc tính sống của cây là ưa ánh sáng. Tuy nhiên cây vẫn có thể chịu bóng bán phần. Do đó cây thích hợp trồng ở trong văn phòng,…Cây còn có thể trồng ở ban công, dưới bóng cây khác.
Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?
Cây lưỡi hổ không chỉ đẹp về hình dáng, mà còn có khả năng sống trong môi trường bóng bán sáng. Tuy nhiên mọi người vẫn lo lắng không biết cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không? Dựa vào những thông tin giới thiệu về cây lưỡi hổ cũng như lời giải đáp của các chuyên gia thì lựa chọn cây lưỡi hổ trồng trong nhà.
Xét về phong thủy
Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không? Xét về phong thủy thì đây là loài cây có công dụng trừ tà. Trồng cây này trong nhà giúp xua đuổi xui xẻo. Từ đó mang đến vận may cho gia chủ cũng như cho mọi người sống trong nhà.
Còn theo quan niệm của Phương Đông, ý nghĩa phong thủy của loài cây này là biểu hiện sức mạnh hung dữ của chúa sơn lâm. Hổ là chúa Sơn Lam. Vì thế loài cây này là một loại sức mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho gia đình. Nhờ vậy gia đình tránh được những điều xấu trong cuộc sống.
Ngoài ra, lá của cây có hình nhọn dài vươn lên. Vì vậy nó thể hiện sự quyết đoán, dũng mãnh, uy nghiêm và ý chí tiến lên. Trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều may mắn. Công việc thuận buồm xuôi gió.
Xét về giá trị thẩm mỹ
Cây lưỡi hổ có nên trồng trong nhà không? Nếu xem xét mặt giá trị thẩm mỹ thì cây lưỡi hổ hoàn toàn phù hợp. Cây có thế mọc đẹp. Lá cây dài nhọn và màu có màu xanh tươi mát. Hơn nữa lá cây còn có các đường vằn vàng đẹp mắt. Do đó trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp ngôi nhà đẹp và giàu sức sống hơn.
Trồng cây lưỡi hổ giúp không gian trong lành. Không gian nhà tươi mát, hài hòa với thiên nhiên. Trang trí cây lưỡi hổ giúp căn phòng trở nên sang trọng. Bạn sẽ không bị rối mắt vì những bức tường và Nội thất thô kệch. Cây lưỡi hổ còn đưa con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Vì vậy trồng cây lưỡi trong nhà sẽ rất tốt.
Xét về môi trường
Cây lưỡi hổ là một trong những loài cây sở hữu công dụng điều hòa không khí cực kỳ tốt. Điều này đã được Nasa công bố. Vì thế nếu lựa chọn trồng cây trang trí nhà sẽ có công dụng lọc không khí hiệu quả. Cây sẽ giúp hấp thụ chất gây ô nhiễm giúp môi trường sống trong lành, an toàn hơn.
Lưỡi hổ là loài cây được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide thường có ở các thiết bị điện tử như TV, tủ lạnh, laptop, … Thông thường, với phòng có diện tích khoảng 75m2, chỉ cần 1 cây lưỡi hổ 4 lá là đã có thể giữ cho không khí luôn trong lành.
Về chăm sóc sức khỏe
Loài cây này còn là cây được xem là cây thần dược. Cây cảnh này có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau cho con người: chữa bệnh về da, chữa bệnh tiêu hóa, chữa bệnh hen suyễn, chữa bệnh răng miệng, chữa bệnh viêm họng, chữa bệnh ho, chữa bệnh viêm tai mưng mủ, …
Như vậy tổng kết lại, cây lưỡi hổ cực kỳ thích hợp để trồng trong nhà. Cây sẽ cho bạn nhiều công dụng tốt cả về phong thủy lẫn cuộc sống. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn loài cây này trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ cho bạn đó là loài cây này có tính độc nhẹ. Vì vậy nếu bạn muốn dùng cây để chữa bệnh thì nên tìm hiểu về cách sử dụng sao cho đúng. Nếu sử dụng cây lưỡi hổ nhưng thấy xuất hiện hiện tượng như sưng miệng. Hay có cảm giác buồn nôn nên đến ngay cơ sở ý tế để được hỗ trợ.
Như thế trồng cây lưỡi hổ trong nhà chỉ có lợi chứ không có hại. Hơn nữa cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc mà không hề tốn công. Bạn có thể đặt cây lưỡi hổ ở trước cửa nhà ngoài sân để xua đuổi bùa chú, trừ tà, ma quỷ khá tốt; trong phòng khách để thu hút tài lộc, trong phòng ngủ để thanh lọc không khí vì cây có khả năng cung cấp khí ô xi vào ban đêm; trên bàn làm việc để hút khí độc từ các thiết bị máy tính; trong nhà tắm để hút bớt hơi nước, khí độc trong không khí.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà
Để trồng cây lưỡi hổ, bạn có thể tách sẵn một bụi cây già sang một chậu sứ hoặc giâm lá lưỡi hổ vào đất chuẩn bị sẵn vào mùa xuân đến cuối mùa hè.
Với cách giâm lá, bạn cần chọn lá non, khoẻ, có viền màu vàng tươi, đẹp rồi cắt ngang sát gốc thành khúc dài khoảng 5cm. Bạn chôn khúc lá này vào đất, cát, than bùn đã trộn sẵn. Chú ý đừng nên giâm sâu quá, chỉ khoảng 1/2 độ sâu của đất là đủ. Bạn đặt chậu ở nơi có nắng và hạn chế tưới nước.
Cây lưỡi hổ thuộc loài cây cảnh dễ chăm sóc nhất vì nó chịu hạn rất tốt, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, không gian hẹp. Tuy vậy, nếu bạn để ý đến điều kiện nước, ánh sáng, phân bón thì cây sẽ phát triển tốt, nhanh và xanh màu hơn.
- Ánh sáng: Lưỡi hổ chịu được ánh nắng trực tiếp nhưng không gian hợp nhất để đặt trong nhà, phòng, có bóng râm.
- Đất: Bạn cần chuẩn bị đất tốt hoặc đất cát được trộn sẵn cùng phân bón, mùn, có độ kiềm cao.
- Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Cây sẽ chết nếu nhiệt độ dưới 10 độ C nên cây không phù hợp trồng ngoài trời ở mùa đông miền Bắc.
- Độ ẩm: Cây chịu được độ ẩm trung bình, nếu cao quá cây sẽ bị thối rễ. Chính vì thế, bạn cần hạn chế tưới nước cây lưỡi hổ. Vào mùa hè, bạn có thể tưới 1 lần/tuần. Vào mùa đông, bạn tưới 1 tháng/lần.
- Phân bón: Để cây phát triển nhanh, tốt hơn, bạn cần đáp ứng nhu cầu phân bón trung bình, khoảng 3 tháng bón phân/lần. Vào mùa đông, bạn nên hạn chế bón phân vì lúc đó cây hấp thụ rất kém.
Có một số bệnh của cây lưỡi hổ có thể “bắt” qua mắt nhìn như: Lá có đốm nâu, thối rễ là do bạn đã tưới quá nhiều nước. Lá chuyển sang màu đen, mềm nhũn là do đặt ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Lá nhạt màu và không có nhiều đốm là do được đặt ở nơi có ít ánh sáng.
Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không? Câu hỏi này không khó để đưa ra lời giải đáp. Đặc biệt nếu dựa vào những thông tin được cung cấp trên đây thì chắc chắn bạn sẽ biết chính xác đáp án là gì. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...