Cây lưỡi hổ được biết đến là loại cây cảnh nội thất đứng đầu trong danh sách các cây cảnh có tác dụng làm giảm bớt hiệu ứng nhà kính. Chúng được trồng tại nhiều nơi, nhất là các tòa nhà cao ốc, đồng thời được tạo kiểu thành cây lưỡi hổ để bàn trang trí cho bàn làm việc và văn phòng công sở.
Đặc điểm chung của cây lưỡi hổ
Tên khoa học của cây là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi). Ở những nơi này thì lưỡi hổ là một nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất gai dầu, bện các loại vật liệu thiết yếu dùng trong đời sống (dây thừng, rổ, giỏ) nhờ tính dẻo dai bền chắc.
Cây lưỡi hổ hay còn được biết với tên gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng, lưỡi mẹ vợ (mother-in-law’s tongue). Mặc dù tiếng Việt là vậy, nhưng tên tiếng Anh của lưỡi hổ lại là Snake plant (cây Rắn) vì hình thù của nó giống con rắn dựng đầu hơn là lưỡi con hổ. Nghe tên có vẻ “hổ báo” nhưng loài cây này vốn dĩ vô cùng khiêm tốn với những chiếc lá vươn cao thẳng đứng đến khoảng 60cm, không tốn nhiều diện tích không gian mà lại có khả năng xanh tươi quanh năm, không cần nhiều công chăm sóc.
Cây lưỡi hổ trong dân gian còn được gọi là cây vằn hổ. Cây có nhiều loại ứng với mỗi loại là màu sắc và kích thướt khác nhau. Đặc điểm chung của loại cây này là rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và chịu râm mát rất tốt. Lá cây lưỡi hổ có hình dạng giống như lưỡi của con hổ có lẻ vì thế mà cây có tên là lưỡi hổ. Lá có hình dạng dài nhọn như giáo mác, là thường xanh đốm trắng và viền vàng hai bên mép lá, thường mọc ở ngay gốc, một bụi có rất nhiều lá. Lá cây lưỡi hổ rất dày, mọng nước, nhìn lá rất vững chắc và cứng cáp. Mỗ lá có chiều dài từ 15-20 cm rộng khoảng 3-4 cm, mặt lá nhẵn.
Cây lưỡi hổ gần như không có thân mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ. Lá mọc từ gốc thẳng đứng lên trời. Cây lưỡi hổ cũng có hoa. Hoa mọc thành cành, có một cuốn dài ở ngọn cây, mập, tròn, màu xanh bóng. Hoa màu trắng lục nhạt dài khoảng 3,5cm, hoa 6 cánh, mềm, dài, thuôn. Khi mọc quả có hình tròn.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
“Máy” thanh lọc không khí đến từ tự nhiên
Cây lưỡi hổ là loài cây được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.
Các nơi như nhà máy sản xuất xe hơi, máy bay, gỗ dán, thảm trải, sản xuất sơn, máy in hay chốn văn phòng được khuyến cáo nên đặt lưỡi hổ xung quanh để giảm bớt tác động của các chất độc thải ra trong quá trình hoạt động. Thông thường, với phòng có diện tích khoảng 75m2, chỉ cần 1 cây lưỡi hổ 4 lá là đã có thể giữ cho không khí luôn trong lành.
SBS (Sick Building Syndrome) – triệu chứng thường thấy ở các toà nhà cao tầng (không phải hiệu ứng nhà kính) được mô tả là gây kích thích tai, mũi, cổ họng, làm ho, ngứa, đôi khi gây chóng mặt, mất tập trung, mệt mỏi, tệ hơn nữa là gây thắt ngực, mỏi cơ nhưng biến mất sau khi rời khỏi đó. Nên việc đặt cây lưỡi hổ ở những khu vực này cũng giảm bớt tác động của các nhân tố gây ra triệu chứng này.
Loại cây quang hợp ngay cả trong đêm tối
Một khi trồng Lưỡi Hổ bạn hoàn toàn có thể an tâm về không khí ban đêm. Thay vì hấp thụ Oxy và nhả CO2 vào ban đêm thì Lưỡi Hổ có chút khác biệt. Đêm về cây Lưỡi Hổ tiếp tục hấp thụ Co2 và nhả khí Oxy ra ngoài. Nếu phòng ít lưu thông không khí đặt chậu cây với 6 đến 8 lá thì không khí sẽ luôn thoáng mát, ngập tràn.
Một khi ứng dụng cho phòng ngủ không gian sẽ ngập tràn năng lượng Oxy giúp giấc ngủ trở nên sâu hơn, ngon hơn. Nhất là hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ kéo dài, khó đi vào giấc ngủ. Vậy nên Lưỡi Hổ quả thực là sự lựa chọn tối ưu dành cho các ông bà, các bác tuổi trung niên.
Lưỡi Hổ giúp chăm sóc da hiệu quả
Không những thế Lưỡi Hổ còn được biết đến là loại cây chữa bệnh, chăm sóc da hiệu quả. Nếu da của bạn có dấu hiệu cháy nắng hãy dùng Lưỡi Hổ để cải thiện. Phương án đưa ra là dùng phần thịt lá mọng nước đắp lên chỗ cháy để hồi phục làn da. Hoặc nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan tới răng miệng như hôi miệng, viêm nướu thì có thể dùng nước chiết xuất từ lá Lưỡi Hổ để cải thiện.
Cây Lưỡi Hổ trị bệnh hiệu quả
Cây Lưỡi Hổ có tác dụng gì? Đáp án tiếp theo dành cho bạn chính là khả năng trị bệnh. Theo Y học cổ truyền loại cây này có vị chua, tính mát có thể giải độc, thanh nhiệt, trừ thối mục sinh. Vậy nên cây có thể hỗ trợ chữa trị một số căn bệnh như sau:
- Chữa viêm họng, ho, khàn tiếng
- Chữa viêm tai giữa chảy mủ
- Chữa bỏng
- Chữa viêm da
- Chữa viêm loét dạ dày
- Chữa trị sỏi thận
- Chữa trị ợ nóng, đầy bụng
- Làm dịu các cơn suyễn
- ….
Hỗ trợ xua đuổi rắn, rết
Ngoài những giá trị ưu việt trên Lưỡi Hổ còn mang đến nhiều ưu điểm khác. Trong đó tiêu biểu nhất chính là khả năng xua đuổi rắn, rết. Một khi trồng cây ở vị trí quanh cửa sổ, sân vườn nhà cửa sẽ xua đuổi các loài Rắn nguy hiểm, ngăn bồ sát xâm phạm không gian.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Không chỉ mang đến những giá trị ưu việt trên cây Lưỡi Hổ còn là cây phong thủy. Vậy nên khi nhắc đến Lưỡi Hổ thì không thể bỏ qua ý nghĩa mà cây mang tới. Trong đó theo các chuyên gia phong thủy nhận định trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà, văn phòng sẽ:
- Giúp xua đuổi vận xuy, điểm xấu, khí xấu quanh nhà, văn phòng mang đến vận may cho chủ nhân
- Giúp xua đuổi tà ma, chống lại sự bỏ bùa
- Hỗ trợ con đường công danh cho chủ nhân
- Giúp mang tới tài lộc, thịnh vượng cho gia đình. Tiền tài, vàng bạc đổ vào nhà
- Trong kinh doanh cũng như công việc Lưỡi Hổ như món quà giúp công việc được hưng thịnh.
- Thể hiện sức mạnh cá nhân, rắn rỏi và không ngừng tiến lên
- Giúp chủ nhân vạn sự hanh thông, phát tài, phát lộc
- Giúp gia đình hạnh phúc, êm ấm
Cây Lưỡi Hổ thực tế rất phù hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim. Nếu chọn được cây hợp mệnh thì phong thủy sẽ được nhân gấp bội, tiền bạc, may mắn đều viên mãn. Tuy nhiên để có thể hưởng trọn được những ý nghĩa mà cây mang tới thì việc tìm kiếm vị trí đặt đúng chuẩn là rất hợp lý.
Cây Lưỡi Hổ nên trồng ở đâu? Trên thực tế khi trồng cây Lưỡi Hổ có 5 vị trí tốt giúp hút sinh khí, tài lộc cho gia chủ. Trong đó bao gồm: phòng khách, phòng ngủ, ban công, trên bàn làm việc, ngoài sân. Khi đặt cây nên chú ý hướng đặt sao cho phù hợp nhất. Theo đó nên đặt theo hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất. Như vậy mới có thể hút được tài lộc, may mắn.
Chăm sóc cây lưỡi hổ luôn xanh tốt
Mặt khác để tăng lượng được sinh sôi, nảy nở ngoài quan tâm đến vị trí thì bạn cũng chú trọng trong công tác chăm sóc cây lưỡi hổ. Bởi lẽ khi cây tươi tốt thì mới đảm bảo được sự hưng thịnh.
Và chi tiết cách chăm sóc Cây Lưỡi Hổ như sau:
- Ánh sáng: Cây có thể sống khi có ánh nắng trực tiếp lẫn ánh sáng yếu. Tuy nhiên nên trồng cây trong điều kiện ánh sáng vừa đủ kèm một ít bóng râm.
- Nước: Cây ưa độ ẩm trung bình. Vậy nên khi tưới nước nên tươi vừa tránh ngập nước dễ bị thối rễ, chết cây.
- Nhiệt độ: Tối ưu để cây có thể phát triển tốt là 22 độ C đến 30 độ C. Cây có thể phát triển tốt trong môi trường điều hòa. Tuy nhiên khi nhiệt độ dưới 10 độ C quá lâu cây sẽ chết.
- Đất trồng: Tốt nhất là trộn hỗn hợp phù sa, xơ dừa, mùn cưa, xỉ than cùng phân hữu cơ. Song nếu không có điều kiện có thể sử dụng mọi loại đất trồng.
Trên đây là những thông tin tổng quan về Cây Lưỡi Hổ – Loại cây phong thủy ưa chuộng hiện nay. Hy vọng dựa vào giải đáp trên bạn sẽ bỏ túi được cho mình những kiến thức bổ ích nhất.