Cây kim quýt: đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc cây luôn xanh tốt

3/5 - (2 bình chọn)

Cây Kim Quýt mang dáng tao nhã, vừa thanh mảnh lại vừa khỏe khoắn. Không chỉ thế cây kim quýt còn có khả năng làm sạch môi trường sống và có ý nghĩa tài lộc dồi dào, phát tài phát lộc.

cây kim quýt

Đặc điểm cây kim quýt

Cây kim quất hay còn gọi là cây kim quýt. Cây có tên khoa học là Triphasia trifolia. Cây bắt nguồn từ khu vực Đông Nam châu Á, được trồng rộng rãi và thuần hoá ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây kim quất là giống cây cảnh rất được ưa chuộng tại Nam Bộ. Trong câu nói “nhất kim, nhì nguyệt, tam cần, tứ mai”, thì kim quất đứng hàng thứ nhất.

cây kim quýt
  • Tên thường gọi: kim quýt
  • Tên gọi khác: cây kim quýt
  • Tên khoa học: Triphasia trifolata
  • Nguồn gốc xuất xứ: từ vùng nhiệt đới

Kim quýt có đặc tính phân cành sát gốc, có gai nhọn, nhỏ hướng lên, lá kép, 1 chính 3 phụ. Hoa kim quýt mọc từ nách lá theo cụm, mỗi cụm có 1- 3 chiếc, khi nở màu trắng sáng, có hương thơm. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả từ cây kim quýt là đặc tính nhiều quả, đồng đều và chín đỏ, ấn tượng.

Kim quýt là loại cây có rễ chùm, lá nhỏ. Thân mộc vừa cứng, vừa dòn, tốc độ sinh trưởng lại rất chậm. Từ lẽ đó, để tạo hình thành công một cây kim quýt đạt chuẩn bonsai thường phải mất rất nhiều thời gian.

Tác dụng của cây kim quýt

Cây Kim Quất Bonsai mang dáng tao nhã, vừa thanh mảnh lại vừa khỏe khoắn. Cây trồng ngoài trời làm cây cảnh trái và có thể uốn thành cây bonsai đẹp. Cây kim quýt bonsai đặt trong phòng khách, sân vườn, công ty, văn phòng…

cây kim quýt

Cây kim quýt mang không khí tươi xanh đến với ngôi nhà, không gian của bạn, đặc biệt là làm sạch môi trường sống. Với đặc tính sống lâu năm và dễ chăm sóc nên được nhiều gia đình lựa chọn.

Trong phong thủy cây kim quýt còn mang đến tài lộc vì thế có thể dùng làm quà tặng.

Ý nghĩa phong thủy của cây kim quýt

Kim quýt có đặc tính phân cành sát gốc, có gai nhọn, nhỏ hướng lên, lá kép, 1 chính 3 phụ. Hoa kim quýt mọc từ nách lá theo cụm, mỗi cụm có 1- 3 chiếc, khi nở màu trắng sáng, có hương thơm. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả từ cây kim quýt là đặc tính nhiều quả, đồng đều và chín đỏ, ấn tượng. Chính từ đặc điểm đó nên người ta cho rằng kim quýt là loài cây phong thủy, mang lại tài lộc cho chủ nhân và cả người thưởng lãm.

cây kim quýt

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan niệm hạn hẹp. Phổ biến và dễ chấp nhận hơn là quan niệm rằng: khi kim quýt có quả chín rộ, đỏ mọng chính là sự thể hiện những kết quả tốt đẹp, hiểu cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là khát vọng muôn thuở của con người. Ngoài ra từ “kim” trong kim quýt còn có ý nghĩa là “vàng” và từ “quýt” phát âm rất gần giống với từ “cát” trong chữ Hán, là những từ mà trong các dịp lễ, tết, những sự kiện trọng đại ai cũng muốn… nghe.

Kỹ thuật chăm sóc tốt cho cây kim quýt

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất dinh dưỡng thì cây có hiện tượng: không còn tươi nữa có hiện tượng kiệt sức, lá kém tươi và bắt đầu vàng lá, các cành như không thể mọc cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những hiện tượng trên cho thấy đã đất trong chậu cây đã hết chất dinh dưỡng và cần thay đất mới cho cây.

cây kim quýt

Sang chậu và thay đất cho cây kim quýt

Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nhiều nước cho đất không bị khô cứng sẽ dễ dàng hơ cho việc thay đất, thay chậu, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra dễ dàng đỡ tốt sức.

Tiến hành cắt loại bỏ những rễ lớn và những rễ đã quá già và chỉ để lại những rễ non để cây tiếp tục phát triển. Lưu ý vết cắt cần nhẹ nhàng, không để rễ cảu cây bị giập nát.

Bón phân

Là cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Đất phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng tốt không để đất quá cằn hoặc khô quá. Bón phân định kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây, mỗi đợt tùy theo cây lớn nhỏ, cây lớn thì bón 5-10 gam NPK 20-10-10. Cây nhỏ thì 20-30 gam Compomix.

Nếu cây trồng trong chậu thì cứ 3 đến 4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/3 hoặc 1/4 đất trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch compost Đầu Trâu.

Nước tưới

Nếu bạn ở khu vực xa thành phố có nguồn nước sông nước giếng thì càng tốt. vì nước ở khu vực này có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây. Nếu bạn trồng cây ở các thành phố mà dùng nước máy thì nên đổ nước ra chậu hoặc xô để nước đó trong khoảng 5-7 ngày để clo có trong nước máy được giảm bớt đi ít gây hại cho cây.

Vườn Ngọc Tân hy vọng những chia sẻ về cây kim quýt đã giúp đọc giả hiểu hơn về loài cây cảnh xinh đẹp này và có thể chăm sóc chậu cây của mình luôn xanh tốt.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...