Cây hoa cát đằng – Buông rủ mềm mại, che nắng tốt

5/5 - (1 bình chọn)

Cây hoa cát đằng là giống cây thân leo hóa gỗ, cây có sức sống mạnh mẽ, cây thường được trồng ở các vòm cổng để leo xung quanh nhà, cây hoa cát đằng rất dễ trồng và chăm sóc, cây giúp che đi cái nắng nóng của mùa hè, cây có bộ lá khá to và giúp che nắng hiệu quả.

cây hoa cát đằng

Đặc điểm cây hoa cát đằng

Cây hoa cát đằng có nguần gốc từ các nước châu á, cây xuất hiện nhiều ở ấn độ nơi có các khu rừng nhiệt đới rất lớn hiện nay.

cây hoa cát đằng
  • Tên thường gọi: Dây bông xanh, dây cát đằng hoặc cây Bông Báo
  • Tên khoa học: Thunbergia grandiflora
  • Họ: Cây thuộc học thực vật Acanthaceae

Cây hoa cát đằng là cây thân leo hóa gỗ, cây thân leo phát triển nhanh với chiều dài từ 5-9m, nếu cây lâu năm thì còn có chiều dài hơn nữa, các nhánh thân cây không lớn, nhưng chúng rất dài.

Lá cây  có màu xanh, lá rất to, thường lá lá đơn, mọc trên cuống dài, mọc đối xứng nhau, lá hình đa giác dạng lá mướp, có lông ở hai mặt với phần gân lá nổi rõ ràng , sờ vào sẽ thấy  ráp rõ rệt hơn.

Hoa cát đằng thường là hình ống với những cánh trang xếp dạng hoa loa kèn, hoa kết thành chuỗi dài lãng mạn với môi bông hoa điểm xuyết trên dây với màu sắc xanh tím, hoa sẽ chuyển dần sang màu trắng, họng hoa màu kem sọc xanh, vàng nhạt hoa có màu trắng.

Hoa thưởng nở vào buổi sáng và cụp lại khi màn đêm buông xuống nên hoa khá là bền so với các loài hoa khác hiện nay, những cây hoa cát đằng thường nở hoa từ tháng 5-11 hàng năm với những quả dài và quả của cây cát đằng ăn được nhé.

Tác dụng và ý nghĩa phong thủy của hoa cát đằng

Cát Đằng là loài hoa có cái tên tương đối đặc biệt, nó trở thành biểu tượng của một tình yêu đẹp nhưng trắc trở. Hoa Cát Đằng không chỉ nằm trong danh sách các loài hoa đẹp, cuốn hút, mà còn là loài hoa mang nhiều chức năng khác như:

cây hoa cát đằng
  • Tạo cảnh quan sân vườn: Hoa Cát Đằng có dây leo mềm mại, màu xanh lãng mạn, hương thơm dịu nhẹ, rất thích hợp trồng trên các giậu quanh nhà để tô điểm cho bức tranh không gian cảnh quan sân vườn thêm đẹp và tự nhiên. Chúng có thể được trồng ở những hàng rào tạo nên những tấm mành xanh, những chiếc cổng có dây leo lãng mạn, trang trí cho ban công bằng những chùm hoa xinh rủ xuống tuyệt đẹp.
  • Chức năng che nắng: Cây Hoa Cát Đằng là một trong số nhiều loại cây có khả năng tạo bóng tốt, tán cây rộng, có tác dụng che nắng. Do vậy, chúng thường được tạo vòm hoặc làm giàn để leo lên che khoảng nắng trong sân nhà hoặc các khu công viên có nhiều khoảng trống rộng.
  • Chức năng chữa bệnh: Ngoài chức năng tạo cảnh quan, che nắng, cây Hoa Cát Đằng còn được biết đến là loài cây có khả năng chữa một số bệnh như chữa bỏng, làm lành vết thương, hạ sốt, khử độc cơ thể, hỗ trợ lọc bỏ tác hại của các loại chất kích thích như thuốc lá và rượu cồn…

Người ta coi hoa leo cát đằng là biểu tượng cho một tình yêu to lớn và có ý nghĩa “Đừng dồn tôi vào bước đường cùng“. Chính vì thế, những đôi yêu nhau thường sử dụng cây hoa leo cát đằng làm cây cảnh quà tặng để tặng nhau trong các dịp lễ nhằm bày tỏ thành ý của mình.

Sự tích Hoa Cát Đằng – biểu tượng của tình yêu cao thượng

Ít ai biết được rằng, phía sau những bông hoa nhỏ xinh và xanh biếc là câu chuyện tình yêu cảm động giữa 3 nhân vật: Cát Đằng, Tùng và Đa. Ở một ngôi làng nọ có một cô gái tên là Cát Đằng. Cát Đằng là hiện thân hoa cỏ của núi rừng, mang hương thơm tự nhiên của núi rừng. Cát Đằng lớn lên cùng Tùng – hiện thân cho sức mạnh tự nhiên và hoang dã. Cát Đằng đã đem lòng yêu Tùng từ lúc nào không hay.

cây hoa cát đằng

Một ngày kia, ngôi làng nơi Cát Đằng và Tùng sinh sống có sự xuất hiện của một đàn sói. Dân làng đã vây đuổi và bắt được sói mẹ. Tùng mặc dù thương sói mẹ nhưng vì không muốn tranh cãi và bất hòa nên vẫn định phóng lao về phía con sói. Lúc này, Đa – 1 chàng thanh niên trong làng đã kiên quyết bảo vệ sói mẹ và giúp đàn sói con không bị bơ vơ. Hàng động của Đa đã khiến Cát Đằng hết sức ngưỡng mộ. Nàng bị chinh phục và đem lòng yêu Đa rồi đồng ý lấy Đa làm chồng.

Nhưng sau tất cả, Cát Đằng nhận ra rằng, mình vẫn còn yêu Tùng. Về phần Tùng, sau khi Cát Đằng đem lòng yêu Đa và trở thành vợ chồng, chàng hết sức buồn bã nên đã bỏ đi nơi khác. Cát Đằng cũng trở nên héo úa vì thương nhớ người con trai thuở trước. Nhận thấy Cát Đằng còn thương Tùng nên Đa đã lặn lội đi tìm Tùng, hy vọng có thể mang tâm sự của Cát Đằng đến giãi bày cho Tùng thấu cảm.

Quãng đường đi hiểm trở đã khiến Đa rơi xuống vách núi. May mắn thay, Tùng gặp được Đa và cứu Đa khỏi tử thần. Nhưng cũng vì cứu Đa mà Tùng bị chết. Vậy là tâm sự của Cát Đằng đã không thể đến được với Đa cũng như nguyện ước tìm Tùng cho Cát Đằng của Đa không thể thực hiện.

Cát Đằng vì buồn thảm mà cũng qua đời, hóa thân thành những sợi dây leo, lần theo rừng sâu, gửi mình vào vách núi như đang đi tìm lại một nửa phần tâm hồn đã lỡ thuở còn thương. Những dây leo mảnh mai và gan góc, nở thành những bông hoa với màu xanh tuyệt đẹp. Sau này người ta gọi đó là dây Cát Đằng.

Câu chuyện về Hoa Cát Đằng tuy chỉ là một câu chuyện cổ tích song nó lại là biểu hiện của một tình yêu sâu sắc. Ở đó những con người sẵn sàng tìm lại chính mình, tìm lại tình yêu đích thực của cuộc đời. Đây là câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn và lòng vị tha, góp phần lý giải thêm về sự tích Hoa Cát Đằng.

Cách chăm cây hoa cát đằng

Hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây hoa cát đằng chính là cây có thẻ nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc là giâm cành, đối với các cây được gieo hạt thì mất khá là nhiều thời gian để ra hoa và tỉ lệ nảy mầm sẽ thấp, và tốn công chăm sóc, còn phương pháp giâm cành thì nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

  • Ánh sáng: cây cát đằng là cây ưa sáng, chịu nắng nóng rất tốt, tuy nhiên có thể chịu được một phần bóng râm, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Mùa Đông cây thường rụng bớt lá và lụi dần đi, đến mùa xuân lại hồi sinh trở lại.
  • Đất trồng: vì cây không kén đất nên có thể sống ở nơi có đất khô cằn sỏi đá, nhưng cây sẽ chậm lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đất giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ, thông thoáng, thoát nước tốt thì cát đằng sẽ phát triển cực nhanh.
  • Lượng nước tưới: vào mùa khô nên tưới nước 1 – 2 lần/tuần, tối thiểu 1 lít nước vì cây thoát nước rất nhanh và nhiều qua lá. Vào mùa mưa thì không cần phải tưới, trồng dưới đất tưới ít hơn trồng bồn.
  • Phân bón: hàng tháng nên bón phân cho cây bằng phân hữu cơ, vi sinh, nhả chậm, các phân giàu vi lượng.

Ngoài những chức năng trên, Hoa Cát Đằng còn có nhiều chức năng khác. Hy vọng bài viết của Ngọc Tân đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về loài hoa này! Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, thì đừng quên chia sẻ nó đến với bạn bè và người thân của mình để họ cùng tìm hiểu nhé.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...