Khi nói về ý nghĩa loài hoa, hoa Trà mang ý nghĩa là sự duyên dáng nhất. Hoa là kết hợp giữa sự thanh lịch của hoa hồng và vẻ đẹp của hải quỳ cùng sự tinh tế của hoa lan. Đó cũng là lý lo tại sao hoa còn được bình chọn là nữ hoàng của các loài hoa. Vậy hãy cùng Chậu cây xuất khẩu tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm và phân loại hoa Trà trong nội dung dưới đây nhé.
Nguồn gốc của hoa Trà
Hoa Trà hay còn được gọi là hoa hồng Nhật Bản với tên tiếng Anh là Camellia.
Hoa có nguồn gốc ở vùng Đông Á, được trồng nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam,… những nước có khí hậu nhiệt đới mát mẻ. Đa số cây được trồng ở vùng ven biển và rừng núi, nơi có lớp đất mùn màu mỡ, nhiệt độ ít thay đổi và độ ẩm cao.
Hoa Trà từng làm say đắm bao tâm hồn người yêu hoa cũng như được đưa vào văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là tác phẩm Trà Hoa Nữ (The lady of the Camellias) của Alexandre Dumas – tiểu thuyết và kịch tác gia người Pháp ở thế kỷ XIX. Trong tác phẩm, nữ nhân vật chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ hay màu trắng.
Đặc điểm của hoa Trà
Là cây thân gỗ, cây mọc thành bụi cao từ 1 – 3m. Lá cây thuộc dạng đơn, xếp so le nhìn qua khá tương tự lá chè, có các khía. Hoa mọc dày đặc khắp cây, mỗi hoa nở ra rất nhiều cành. Hoa mỗi năm ra hoa một lần, vào dịp giáp tết và hoa có thể nở liên tục từ 2 – 3 tháng.
Phần lớn các loại hoa Trà đều thích hợp trồng với đất chua và cần tưới nước hằng ngày vì là cây ưa ẩm mát. Đất trồng cây phải thật tơi xốp, nhiều mùn. Trồng ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp, nên che trong dàn và dùng lưới loại giảm 50% ánh sáng.
Phân loại hoa Trà
Hoa Trà được phân loại như sau:
- Bạch Trà: Hiện có hai loại là giống trà bản địa của Việt Nam cho màu trắng và giống trà bạch Nhật bông to, cánh trắng trông rất cuốn hút.
- Trà cung đình : Hoa có màu hồng phấn rất đẹp, giống hoa này thường nở vào dịp Tết dương lịch và trước tết Âm lịch.
- Trà lựu: Hoa nở trong thời gian khá dài, cánh hơi xoăn, có màu đỏ rực rất đẹp mắt nên được ưa chuộng trong dịp tết nguyên đán.
- Trà thâm hay còn gọi là trà thâm hồng bát diện: hoa cánh kép, màu hồng đậm, cánh hoa gồm 8 lớp xếp vào nhau rất xinh xắn.
- Trà đỏ tàu: là loại hoa trà Trung Quốc màu đỏ được du nhập về Việt Nam.
- Hoa Trà mi: hình dáng nhìn khá giống cây chè, thuộc loại thân gỗ nhỏ có dạng bụt, phân cành và nhánh xum xuê. Lá cây có màu xanh đậm, bóng và phần mép lá có răng cưa.
- Trà hoa vàng hay còn được gọi là kim hoa Trà: Đây là giống cây trồng vô cùng quý hiếm, được xem như một loại thần dược chữa bách bệnh, một báu vật tuyệt vời của chốn dương gian.
Ý nghĩa của hoa Trà
Loài hoa nào cũng vậy, chúng đều mang những ý nghĩa sâu sắc gắn liền với loài hoa đó. Hoa Trà cũng vậy, tuy nhiên do hoa mang nhiều màu sắc nên mỗi màu sắc đều mang trong mình những ý nghĩa và thông điệp sâu sắc khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa chung của loài hoa này chính là đại diện cho sự tuyệt vời, niềm tự hào, lòng tận hiến và đức khiêm cung.
Ý nghĩa của hoa Trà trắng
Hoa Trà trắng tượng trưng cho những điều đẹp đẽ, màu sắc tinh khôi của hoa màu trắng như những cô gái ở tuổi mới lớn đang trong giai đoạn trưởng thành. Nó còn là biểu tượng của cái đẹp và khát khao cuộc sống đầy đủ và hoàn hảo.
Ngoài ra, ý nghĩa của hoa Trà màu trắng là sự ngây thơ và tình yêu giữa mẹ và con. Chúng cũng được coi là sự may mắn, nhiều người thường để chúng trong nhà để thu hút vận may.
Ý nghĩa của hoa Trà đỏ
Hoa Trà đỏ biểu tượng cho sự khiêm nhường, may mắn, lạc quan và tràn đầy sức sống. Ngoài ra, nó còn là biểu tượng của khát khao và đam mê một ai đó. Những bông hoa màu đỏ là một món quà lý tưởng cho Ngày Valentine thể hiện rằng bạn đang yêu người này sâu sắc.
Ý nghĩa của hoa Trà hồng
Hoa Trà hồng là biểu tượng cho sự lãng mạn trong tình yêu. Màu này còn tượng trưng cho sự ngưỡng mộ, sự khát khao một cái gì đó, một ai đó. Đây là một món quà hoàn hảo để bạn bày tỏ rằng bạn nhớ họ và không thể chờ đợi để nhìn thấy họ.
Tóm lại, hoa Trà mang ý nghĩa về sự tốt đẹp, dù là trong tình yêu hay tình bạn thì đây cũng là quà tặng ý nghĩa. Chắc hẳn người nhận sẽ rất ngạc nhiên và hạnh phúc khi nhận được món quà đặc biệt này đấy.
Công dụng của hoa Trà
Đối với đời sống
Hoa Trà có rất nhiều công dụng như: việc chống lại ung thư, phòng chống tim mạch và đột quỵ. Hoa còn có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh tật và giúp bệnh nhân mau hồi phục.
Trong thực tế thức uống này có những công dụng như sau: phòng ngừa ung thư, hạ huyết áp, kháng khuẩn và chống virus, làm nướu và da đẹp hơn, làm chắc răng, giúp bảo vệ tim mạch.
Không chỉ vậy, hoa Trà còn dùng làm cây cảnh, được đặt trong phòng khách, trong khuôn viên nhà thờ, đền chùa,… bởi ý nghĩa của chúng.
Đối với phong thủy
Cũng giống như nhiều các hoa khác, hoa trà cũng có tác dụng phong thủy cực tốt cho gia chủ. Các bạn hãy cùng Chậu cây xuất khẩu tìm hiểu qua 5 công dụng về phong thủy của hoa trà:
1. Theo phong thủy hoa trà tượng trưng cho việc theo đuổi đam mê, lý tưởng một cách kiên trì và cẩn trọng. Đây là những đặc điểm nổi bật của hoa trà. Những bông hoa trà từ lúc mới nở cho đến khi héo tàn đều rất chậm rãi, từng cánh hoa rơi xuống cho đến khi lụi tàn hoàn toàn. Quá trình nở và tàn của hoa trà được so sánh giống như thái độ làm người khoan hòa, trầm tĩnh. Khi có hoa trà trong nhà sẽ giúp tâm tính bình thản, nói năng hành động cẩn thận, không nóng vội.
2. Hoa trà thường nở vào thời gian cuối thu và đầu đông, thời điểm mà hầu như đa số các loài cây đền khô héo và rụng lá. Vì vậy, ta cảm nhận được sự lạc quan, may mắn, ấm áp mà màu đỏ màu của loài hoa này mang lại trong những ngày đông. Khi chưng hoa trong nhà, gia chủ sẽ có thêm động lực phấn đấu và tự nâng cao tinh thần của mình.
3. Phong thủy cửa chính có tầm quan trọng cực kỳ đối với phong thủy của căn nhà. Lối vào là nơi trọng yếu, mang đến sự ấn tượng đầu tiên đối với khách và cũng là nơi chiêu tài nạp phúc, nghênh đón cát khí cho ngôi nhà của bạn. Khi gia chủ chọn một chậu hoa trà đặt nơi cửa chính không chỉ có tác dụng chiêu tài, khai thông tài vận mà còn mang đến sự tươi vui, mới mẻ cho ngôi nhà. Điều này còn góp phần làm tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn
4. Ban công là nơi có tác dụng chắn sát khí và đón vượng khí. Vì vậy, nếu muốn ngăn chặn hung khí và mang lại sự may mắn, tốt lành cho ngôi nhà thì gia chủ nên đặt một chậu hoa trà ở ban công.
5. Hoa trà còn là biểu tượng của cô gái đoan trang, xinh đẹp và hiền thục. Cây càng phát triển, hoa càng nhiều thì gia đình càng ăn phát đạt, tiền vào như nước và vận trình nữ mệnh trong nhà càng tốt đẹp. Vì vậy, nhà nào cũng nên trồng cây hoa trà, đặc biệt là nhà có nữ chưa chồng, sẽ tăng cường vận đào hoa, thúc đẩy nhân duyên.
Cách trồng hoa trà
Một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của cây hoa trà:
Nhiệt độ | 10 – 30 độ C |
Ánh sáng | Ưa bóng râm |
Đất trồng | đất thịt, đất cát pha, đất giàu mùn |
Độ pH của đất | Axit, trung tính |
Độ thoát nước của đất | Đất thoát nước tốt |
Độ ẩm | Từ 50 – 70% |
Nhu cầu nước | Vừa phải, không chịu được ngập úng |
Phân bón | Phân hữu cơ, phân NPK |
1. Đất trồng hoa trà
Loại đất tốt nhất để cây hoa trà phát triển là loại đất thịt pha, giàu mùn và chất hữu cơ. Đất phải đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí và khả năng thoát nước tốt, vì cây trà không chịu được ngập úng.
Hoa trà không cần loại đất quá nhiều dinh dưỡng nhưng phải có độ hở để rễ phát triển được. Vì thế, đất trồng hoa trà bạn cần lấy đất thịt dưới bề mặt rồi đem phơi khô thành những cục to.
Sau đó, xếp những cục đất lên bề mặt chậu hoa trà. Mỗi lần tưới nước đất sẽ tan ra rồi cung cấp dưỡng chất cho cây. Dưới đáy chậu bạn cũng nên đặt những cục đất to vì chúng sẽ giúp rễ cây dễ thở hơn.
2. Chọn chậu trồng
Trà là cây thân gỗ sống lâu năm vì thế bạn cần có sự tính toán 1 thời gian dài. Nếu chậu quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sau này.
3. Ánh sáng
Cây hoa trà không chịu được ánh nắng mặt trời trực tiếp, vì vậy bạn nên trồng cây ở vị trí có nhiều bóng râm hoặc mua dàn lưới giảm nắng. Vào mùa hè nên tránh để cây ở gần cạnh tường hay các vật tỏa nhiệt cao, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
4. Độ ẩm
Hoa trà cần độ ẩm cao từ 50 – 70%, khí hậu mát mẻ, nên những ngày nắng nóng bạn nên tưới phun lên toàn bộ cây và môi trường xung quanh. Tuy vậy, bạn cũng cần tránh để cây ngập trong nước vì dễ gây thối rễ chết cây.
5. Bón phân cho cây trà
Nên sử dụng phân bón hữu cơ pha loãng với nước để tưới cho cây hoa trà, đặc biệt là vào giai đoạn cây vào mùa ra hoa. Nếu không muốn pha loãng, bạn có thể rắc phân xung quanh rễ và cách gốc tầm vài cm cũng được nhé!
6. Phòng sâu bệnh cho cây hoa trà
Nếu như được chăm sóc tốt, cây hoa Trà sẽ ít gặp sâu bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn cần đề phòng một số loại côn trùng ăn lá và tấn công hoa. Khi đó hãy có biện pháp phòng ngừa phù hợp như tỉa cành lá hoặc dùng phun thuốc trừ sâu.
Qua bài viết này, mong các bạn có thể hiểu hơn về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và công dụng của hoa trà. Loài hoa này cũng không quá khó trồng vì vậy các bạn hãy nhanh tay bổ sung hoa trà vào vườn mình nhé!