Cây hoa dâm bụt là loài hoa dại phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, những hàng hoa dâm bụt đỏ thắm, xanh tươi khoe sắc dưới nắng hè chói chang đã không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, hoa dâm bụt lại có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và có những tác dụng vô cùng tuyệt vời trong y học.
Đặc điểm cây hoa dâm bụt
Loài hoa này còn có tên gọi khác là hoa râm bụt, bông bụp, hoa lồng đèn. Hoa dâm bụt tiếng anh là Hibiscus syriacus. Đây cũng là tên khoa học của hoa. Hoa thuộc họ Cẩm quỳ và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Thuộc những loài hoa không có mùi thơm.
Hoa phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, trước đây hoa dâm bụt thường mọc ở hàng rào trước nhà nhưng ngày nay được sử dụng rộng rãi và phổ biến để trang trí bên trong nhà với các chậu cây nhỏ xinh.
Hoa dâm bụt thuộc loại hoa bụi, loại cây hoa thân gỗ đẹp, phân nhánh nhiều, có lá màu xanh viền răng cưa. Loài hoa này có thể nở quanh năm nhưng vào 5-7 hàng năm, hoa sẽ nở rộ đẹp mắt như xua tan đi cái giá lạnh mùa đông để sẵn sàng đón mùa hè ấm áp. Hoa thường có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, hồng, cam… tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là màu đỏ. Hoa mọc ở từng nách lá, cánh hoa nhẹ nhàng mang màu sắc trẻ trung, tươi tắn.
Các loại hoa dâm bụt
Ngoài những giống dâm bụt truyền thống thường thấy ở Việt Nam thì còn có khá nhiều loài dâm bụt với kiểu dáng, nguồn gốc và kích thước khác nhau. Dưới đây, là danh sách những giống hoa dâm bụt khác nhau thích hợp để trồng và trang trí được nhiều người lựa chọn:
Dâm bụt lồng đèn
Sở dĩ có tên gọi là dâm bụt lồng đèn là vì cây có hoa khá to và khi nở, hoa dâm bụt buông rủ xuống và đỏ như một chiếc lồng đèn rực rỡ. Từng cánh hoa xẻ uốn mềm mại. Hoa màu đỏ đem đến sự may mắn và vui mắt cho sân vườn cảnh quan.
>>> Tham khảo:
- Tổng hợp các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà đẹp
- Trồng cây xanh trong nhà tắm giúp khử mùi, hút độc
- Top 10 Các Loại Cây Trong Phòng Ngủ Có Lợi Cho Sức Khỏe
Hoa dâm bụt thái
Ngoài vẻ đẹp sang trọng của mình, hoa dâm bụt thái còn có công dụng thanh lọc bầu không khí trong lành, hấp thụ khí độc hại vì thế dâm bụt thái là loại hoa đẹp trồng sân vườn được yêu thích, hoặc trồng ở công viên, nhà hàng, khách sạn,…
Hoa dâm bụt lùn
Hoa dâm bụt lùn có chiều cao chỉ từ 30-40 cm. Lá xanh đậm, to bản. Hoa có nhiều màu sắc như hồng, cam, vàng, trắng. Hoa bền, sai hoa và siêng hoa. Cây rất dễ chăm sóc và rất siêng ra hoa nên hoa dâm bụt lùn rất được ưa chuộng để trang trí trong nhà.
Hoa dâm bụt đơn màu đỏ
Đây là giống hoa truyền thống của Việt Nam được trồng từ rất lâu, thuộc các loại hoa dễ trồng nên từ xưa đến nay vẫn luôn được ưa chuộng bởi màu đỏ may mắn, cũng như cách chăm sóc không quá cầu kỳ, có thể chịu được những thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam. Loài hoa này ngày xưa thường được trồng như một loài cây hàng rào.
>>> Xem thêm: Top các loại cây trồng làm hàng rào đẹp không nên bỏ lỡ
Hoa dâm bụt Nhật Bản
Hoa dâm bụt Nhật là giống hoa dâm bụt được trồng nhiều ở Nhật Bản. Hoa đẹp nổi bật bởi bông hơn 10cm. Lá hình tim, to màu xanh đậm, chiều cao cây vừa phải chỉ từ 30-70 cm. Màu sắc của hoa dâm bụt Nhật rất phong phú từ màu đỏ, màu hồng, đỏ, tím, trắng nên dễ dàng cho việc chọn lựa màu sắc yêu thích.
Ý nghĩa hoa râm bụt là gì?
Hoa dâm bụt tên tiếng anh là: Hibiscus Flower. Thủa đầu dân gian gọi hoa râm bụt là hoa dâng bụt, sau này thì đổi lại thành hoa dâm bụt theo đúng wikipedia.
Tùy theo vùng miền mà ý nghĩa biểu tượng hoa Râm Bụt hay Dâm Bụt lại khác nhau.
- Ở Bắc Mỹ, hoa dâm bụt tượng trưng cho người phụ nữ, người vợ tuyệt vời. Một người phụ nữ gương mẫu, căng tràn sức sống và dịu dàng.
- Khác với Bắc Mỹ, tại Trung Quốc nó được tặng cho cả phụ nữ và đàn ông. Nó nói lên sự khát vọng to lớn, mang tính cá nhân.
Màu sắc của hoa dâm bụt có ý nghĩa gì?
Tại Việt Nam thì hoa dâm bụt thường thấy nhất là màu đỏ và hồng. Thế nhưng loài hoa này lại có kha khá màu đấy nhé.
- Màu đỏ: Sự đam mê cháy bỏng cùng khát khao vươn lên tầm cao mới.
- Màu tím: Mang ý nghĩa huyền ảo, sang trọng đại diện cho tầng lớp thượng lưu.
- Màu hồng: Đây là màu hoa được phái nữ rất yêu thích. Màu hoa này mang ý nghĩa tình yêu chớm nở giữa các cặp trai gái.
- Ý nghĩa hoa dâm bụt vàng: Hoa màu vàng thường hiếm gặp nên được xem là quý nhất trong các màu hoa. Màu vàng mang ý nghĩa sự thanh lịch và may mắn trong cuộc sống.
- Màu trắng: Tương tự màu vàng, hoa màu trắng cũng rất ít gặp. Màu trắng tượng trưng cho một tình yêu trong sáng của tuổi mới lớn, nét nữ tính thùy mị.
>>> Xem thêm:
- 【Khám phá】ý nghĩa của các loài hoa phổ biến nhất hiện nay
- 【Khám phá】ý nghĩa các loài hoa trong tình yêu không thể bỏ lỡ
- 【Top 16】Những loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, đẹp
Công dụng của hoa dâm bụt
Không chỉ đơn giản là loại hoa có vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần rực rỡ, hoa dâm bụt ngoài tác dụng để trang trí thì còn được dùng nhiều trong y học.
Trong trang trí
Mặc dù không ngát hương như những loại hoa khác, hoa dâm bụt vẫn được dùng nhiều để trang trí sân vườn, ban công, hàng rào… Ngày nay, hoa thường được trồng trong chậu nhỏ và có thể trang trí ở bất cứ đâu trong không gian nhà như bàn làm việc, kệ bếp, phòng khách… Đặc biệt, là loại cây trồng viền bồn hoa đẹp, phổ biến.
Không chỉ để để trang trí, hoa còn có tác dụng hút khí độc giúp ngôi nhà của bạn có được bầu không khí trong lành, thoáng đãng hơn. Ngoài không gian sống, hoa còn được trồng nhiều trong khuôn viên nhà hàng, khách sạn, công viên.
Trong y học
Chắc hẳn nhiều bạn nghĩ hoa dâm bụt không có tác dụng gì cả vì loài hoa này mọc khá nhiều tại Việt Nam. Nhưng không phải đâu nhé, tác dụng của hoa dâm bụt đã được ghi nhận và ứng dụng trong y học khá nhiều đó.
Công dụng đầu tiên của hoa dâm bụt được biết tới khá nhiều đó là giải sốt. Hoa râm bụt khô hãm với nước có tác dụng giải sốt hiệu quả. Thức uống giải sốt này còn chống viêm niêm mạc và giảm đau rất hữu ích.
Chất polyphenol là một chất có tác dụng trị bệnh tiểu đường hiện nay có trong hoa dâm bụt. Chiết xuất chất này trong hoa có tác dụng trị bệnh tiểu đường. Những trường hợp nhạy cảm với insulin cũng cần chất này.
Một trong những bài thuốc dân gian khá hiệu quả để đối phó với những mụn nhọt đau đớn là đây. Sử dụng 50 lá hoặc hoa dâm bụt cùng với lá trầu, lá thồm lồm giã nát. Đắp lên mụn ngày một lần làm giảm đau và sưng phù.
Một bài thuốc dân gian nữa là chiết xuất tinh dầu từ hoa râm bụt có vitamin C và Canxi. Nó giúp massage da đầu hiệu quả và ngăn rụng tóc.
Một nghiên cứu được công bố trên trang báo uy tín Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine nói rằng: Nấm Candida Albicans(loại nấm có hại gây bệnh trong ruột) bị ức chế bởi đặc tính chống khuẩn của loài hoa này.
Không những thế, các dưỡng chất có trong hoa làm giảm sự phát triển vi khuẩn trong đường tiết niệu và ức chế phát triển của khuẩn E.coli.
Kỹ thuật trồng hoa dâm bụt
1. Thời gian trồng râm bụt
Ở Việt Nam hoa râm bụt có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm chỉ cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho chúng. Lưu ý đối với một số vùng có mùa đông lạnh nên gieo hạt hoặc trồng cây con trước mùa lạnh đến. Thích hợp nhất là trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.
2. Chuẩn bị đất trồng
Râm bụt thích hợp trồng trên đất màu mỡ, thoát nước. Dâm bụt chịu được đất kiềm, nhưng sẽ phát triển tốt nhất ở đất trung tính đến hơi chua.
Loại cây này sẽ không phát triển tốt ở đất cát, khô hoặc thoát nước kém. Do đó, nếu đất trong vườn của bạn là đất cát hoặc thoát nước kém, hãy trộn một vài ít phân hữu cơ trước khi trồng hoa.
3. Nhiệt độ và ánh sáng
Cây râm bụt có thể phát triển tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau từ vùng nóng ẩm nhiệt đới, khí hậu mát mẻ hoặc những nơi lạnh giá.
Ở những vùng khí hậu mát mẻ, dâm bụt sẽ phát triển tốt nhất khi được trồng quay về hướng Nam, nơi chúng sẽ nhận được nhiều ánh sáng mặt trời và được bảo vệ khỏi gió.
Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ấm, một địa điểm nhận được khoảng 6 giờ nắng mỗi ngày sẽ là lý tưởng để trồng hoa râm bụt. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không nên trồng cây ở địa điểm có nhiều bóng râm. Khi đó thân của chúng có thể sẽ phát triển dài, ra ít hoa hoặc không có bất kỳ bông hoa nào.
4. Cách trồng hoa dâm bụt
Nhìn chung người ta thường trồng dâm bụt bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Hiện tại thì cả 2 cách đều được áp dụng phổ biến.
Giâm cành là phương pháp thích hợp với những cây đã lớn và đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Còn nếu thích hoa dâm bụt lùn thì gieo hạt là cách tốt nhất.
♦ Phương pháp gieo hạt
Bạn có thể gieo hạt dâm bụt trực tiếp vào đất hoặc trong chậu. Đất trồng nên được trộn phân từ trước.
Gieo hạt xong thì dùng bình xịt phun sương phun vào chỗ đã gieo hạt để đất ẩm. Như vậy hạt sẽ mau chóng nảy mầm. Nhiệt độ lý tưởng để hạt nảy mầm là từ 15 đến 20 độ. Đến thời điểm cây 2-3 tháng tuổi là chúng bắt đầu phát triển nhanh chóng và chuẩn bị ra hoa.
♦ Phương pháp giâm cành
Cành giâm phải chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh. Để lại phần lá trên ngọn, lá bên dưới thì tuốt đi. Sau đó đem cắm cành xuống đất đã chuẩn bị trước. Chú ý độ ẩm của đất cần đủ. Không khí xung quanh cũng phải mát mẻ và ẩm ướt để cành không héo. Nhiệt độ nên duy trì là 18 đến 20 độ là lý tưởng, tưới nước thường xuyên.
Chừng 20 ngày đến 1 tháng sau cây sẽ bắt đầu ra rễ và có thể mang đi trồng. Thời điểm tốt nhất để giâm cành là mùa hè hoặc sang thu.
Cách chăm sóc hoa dâm bụt
Phủ lớp phủ xung quanh cây để giữ ẩm và bảo vệ rễ vào mùa đông lạnh.
Tưới nước thường xuyên cho cây, tránh tưới quá nhiều khiến đất bị ngập úng dẫn đến cây bị thối rễ.
Hoa dâm bụt là loại cây thân gỗ lâu năm vì vậy bạn cần thực hiện cắt tỉa chúng định kỳ hằng năm. Hết mùa ra hoa đợt 1 thì bạn tiến hành cắt cành già và chỉ giữa lại cành đang lớn thôi.
Cây dâm bụt không cần quá nhiều chất dinh dưỡng trong suốt thời kỳ cây sinh trưởng. tuy nhiên, nếu đất trồng của bạn là những loại đất nghèo dinh dưỡng cần phải bón phân để đảm bảo cây phát triển tốt. Nên bón một ít phân bón sau khi hoa cắt tỉa và loại bỏ hoa già.
Để khuyến khích hoa nở vào mùa sau, hãy loại bỏ những bông hoa già.
Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Hoa dâm bụt rất dễ bị sâu bệnh gây hại và những loài côn trùng tấn công. Vì thế bạn cần thường xuyên kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa cho cây. Dưới đây là một số loại sâu bệnh thường gặp:
Bệnh đốm lá, cháy lá, bệnh gỉ sét, nhiễm than: Hạn chế làm ướt lá khi tưới cây. Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Thiophanate – methenil. Đem dung dịch pha loãng theo tỉ lệ phần nghìn với nồng độ 70% rồi phun cho cây.
Bệnh nhện đỏ, sâu ăn lá, thiêu thân ăn lá: bạn có thể dùng dung dịch EC với nồng độ 10% để trị. Bạn pha loãng theo tỉ lệ 1:2000 là được.
Trên đây là một số thông tin của Chậu cây xuất khẩu về cây hoa dâm bụt, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về loài hoa này, cũng như có thể tự tay trồng một hàng rào hoa dâm bụt xinh xắn trước nhà.