Cách trồng và chăm sóc cây thủy tiên

5/5 - (1 bình chọn)

Đặc điểm

Thủy tiên ( Narcissus tazetta Linn.) thuộc họ Hành tỏi ; mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Nguốn gốc ở Trung Quốc, nhất là vùng Phúc Kiến, Thượng Hải.

Chậu trồng cây Thủy tiên là loài cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. Vì vậy trồng thủy tiên cần nắm vững những điều sau đây:

Bình hoa thủy tiên giúp căn phòng thêm thanh tịnh
  • Chiếu sáng hợp lý : Muốn chậu trồng cây thủy tiên sinh trưởng bình thường hàng ngày chiếu sáng ít nhất 6 giờ, thiếu ánh sáng sẽ làm cho lá mọc vống dài, ít hoa hoặc không có hoa, nếu có hoa đầu hoa gầy trông rất xấu. Nhưng không được đem cây phơi nắng, phơi nhiều rất không lợi cho sinh trưởng.
  • Nước và chất lượng nước: Thủy tiên ia7 ẩm, sinh trưởng phát triển cần lượng nước lớn, đến kỳ thành thục trao đổi chất giảm nên lượng nước cũng phải giảm. Thủy tiên cần nuôi trong nước sạch, không dùng nước cứng, nước bẩn hoặc nước lần đầu, nếu không sẽ thối rễ, sinh trưởng kém.
  • Nhiệt độ: Thủy tiên trước kỳ sinh trưởng ưa mát, nhưng về sau ưa ấm. Khi nhiệt độ 20 – 24oC, độ ẩm 70 – 80%, rất thích hợp cho sinh trưởng vẩy củ. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 17 – 20oC, vượt quá 25oC ức chế sự ra hoa và ảnh hưởng đến hoa nờ.
  • Bón phân: Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đối với củ mỗi tháng chỉ cần tưới nước giải 1 – 2 lần. Nếu phân nito quá nhiều, lá cây mọc vống, sự phân chia củ nhanh ảnh hưởng đến sự ra hoa năm đó. Khi nuôi trong nước không cần bón phân, nếu có điều kiện, trong kỳ ra hoa cho thêm một ít N, P, K sẽ cho hoa đẹp hơn.
  • Đất: Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đất phải tơi xốp, nhiều mùn, khả năng giữ nước tốt tầng đất dày, pH 5 – 7,5 như vậy mới bảo đảm cây sinh trưởng bình thường. Nếu thủy tiên trồng chậu cần dùng 2 phần đất cát pha, 1 phần lá mục, 1 phần cát và trộn một ít phân bón lót. Sauk hi trồng cần tưới nước, để nơi co đủ ánh sáng. Không nên bón quá nhiều phân.

Nuôi thủy tiên trong nước và chọn củ để trồng

Cây thủy tiên gia đỉnh thường trồng vào nước, do chồi củ cây thủy tiên đã phân hóa, nên ra hoa sau thời gian ngắn, mùa xuân đã cho hoa tươi.

Nuôi trồng thủy tiên trong nước, cần chọn củ khỏe, trước hết phải bóc bẹ nâu bên ngoài, sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1/3 củ, rồi cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ.

Khi cắt không gây vết thương đến chồi. Ngâm vào nước 1 ngày đêm, cho nhựa chảy ra, sau đó rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước, xung quanh để các hòn sỏi, cát, thạch anh hoặc vỏ sò, vỏ ốc cố định.

Nước dhi3 ngập 1/3 củ là cừa, không để quá sâu hoặc quá nông. Sauk hi dở nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau, phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng.

Khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ. thủy tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2,3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở.

Thủy tiên mặc dù có khả năng chĩu rét, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, hoa ra muộn, cho nên mùa xuân phải tăng nhiệt độ. Kỳ ra hoa nên đưa chậu hoa vào nơi lạnh (nhiệt độ không cao hơn 20oC) và cho đủ sáng. Như vậy lá thủy tiên sẽ ngắn màu đậm, dáng đẹp.

Chịn củ to: Chọn theo cân, mỗi kg khoảng 40 củ là tốt, số củ càng ít, củ càng to mập. Đường kính củ khoảng 23cm.

Chọn dáng củ: Dựa vào hình thái củ ta chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng, Củ màu nâu bóng là tốt.

Chọn chồi: Dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồi.

Điêu khắc thủy tiên “càng cua”

Màu hoa thủy tiên luôn mang đến sự thanh thản

Lấy củ thủy tiên, dùng dao cắt đi những bẹ không dùng để tạo dáng thành hình dạng: “ con cua”, “ông lão”. “giá bút”, “quả đào tiên”, “con nhỏ”, “bình hoa”, “tháp bảo”, … làm tăng giá trị thẩm mỹ, nên người ta gọi là thủy tiên càng cua Điêu khắc thủy tiên càng cua phải chuẩn bị các loại dao sắc, chọn củ thủy tiên to, bóc bẹ, chọn cắt một mặt. Dùng dao cắt bụng củ ( không nên sâu quá), cắt dọc theo chồi hoa, bóc ra từng bẹ củ. Lấy mũi dao chọc vào các chồi lá. Do cây sinh trưởng không đồng đều làm cho chồi hoa và chồi lá sinh trưởng uốn cong, tạo thành dáng càng cua, trông rất hấp dẫn.

Sauk hi điêu khắc xong, để ngâm trong nước nửa ngày đến 1 ngày, tửa sạch nhựa, đặt mặt cắt vào bông khử trùng, sau 2 – 3 ngày bỏ bông và nuôi vào chậu nước.

Đề phòng thủy tiên xuất hiện hoa xấu.

Trong quá trình nuôi thủy tiên trong nước, cây có thể bị gãy, hoa khô. Đó là do một số nguyên nhân sau:

  • Chất lượng củ kém : Do củ bé, chồi hoa không phát triển, hoặc củ phát triển thành thục, nhưng do có sâu bệnh, cây mọc yếu.
  • Quản lý nước không thỏa đáng : Nếu thay nước không thường xuyên, nhiệt độ quá cao, thông gió kém, làm cho hoa yếu. Ngoài ra khi thay nước để củ bị thương cũng có thể làm cho hoa xấu.
  • Mùa nuôi trồng không thích hợp. Nếu nuôi trước tiết sương giá, kỳ ngủ nghỉ hoặc nhiệt độ lên cao cũng làm cho thủy tiên mọc kém.

Để khắc phục tình trạng này trước hết phải chọn củ trồng tốt, chọn củ mọc 3 năm, đường kính 7 -10cm, đáy có chum rễ phẳng. Trước  lúc nuôi phải ngâm nước 2 ngày, lấy ra bóc bẹ ngoài. Khi nuôi tốt nhất dùng nước đường. Nếu dùng nước máy 1 – 2 ngày cần phải thay nước, không nên động vào củ, làm thay đổi hướng củ. Phải bảo đảm 6 giờ chiếu sáng hàng ngày, thông gió, giữ nhiệt độ 10 – 15oC. KHi trời không có gió, quang đãng, buổi trưa đến 3 giờ thủy tiên ra ngoài trời phơi.

Phòng trừ sâu bệnh hại thủy tiên

Thủy tiên có một số bệnh hại như: Bệnh khô lá, bệnh đốm nâu, bệnh tuyến trùng.

  • Bệnh khô lá : thường phát sinh trên lá, bắt đầu từ ngọn lá hình thành các đốm vàng rồi lan rộng dần thành đốm lớn màu nâu, xung quanh có viền vàng, trên đốm có nhiều bột đen. Khi nhiệt độ cao, không thoáng gió bệnh càng nặng.

Phuong pháp phòng trừ: Lúc trồng cần bỏ bẹ khô, dùng thuốc tím 1% rửa 2 – 3 lần . Chú ý thoáng gió trong phòng và khống chế nhiệt độ phòng. Khi bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,1% hoặc dùng nước Boocdo 0,3% phun lên cây.

  • Bệnh đốm nâu: Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân hè. Chủ yếu là hình thành các đốm vàng, nâu, nâu sẫm trên lá; hình thoi dài. Bệnh có đốm làm cho lá xoăn lại và chết khô.

Phương pháp phòng trừ: nếu phát bệnh phun thuốc Daconil 0,2%, phun 3 0- 4 lần cách nhau 5 – 7 ngày.

  • Bệnh tuyến trùng: tuyến trùng xâm nhiễm qua khí khổng làm cho lá và củ hình thành các đốm vân nâu vàng, rồi khô dần từ dưới lên trên. Trên củ hình thành đốm nêu thối và lọm xuống.

Phương pháp phòng trừ: Mỗi chậu cây thủy tiên bón 15 – 25kg Furadan. Nếu củ có tuyến trùng cần dùng nước ấm 40 – 45oC thêm vào 0,5% dung dịch Formalin ngâm trong 3 – 4 giờ. Nếu bệnh quá nặng nên loại bỏ và đem đốt đi.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...