Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây thiên lý chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)

Thiên lý hay còn gọi là dạ lý hương là một loại hoa dây mọc rất phổ biến ở nhiều quốc gia phương Đông. Ngoài chức năng trang trí làm cảnh, hoa thiên lý còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Vậy cách trồng và chăm sóc cây thiên lý như thế nào?

cách trồng và chăm sóc cây thiên lý

Đặc điểm cây thiên lý

Hoa thiên lý thuộc loại cây thân mềm hóa gỗ, cây được trồng leo dàn, thân cây trơn, có màu nâu ở cành già, cành non có màu xanh đậm. Lá cây có hình trái tim, màu xanh đậm, phiến lá không quá dày có đường kình trung bình từ 5-10cm, gân mọc nổi lên trên.

  • Tên khoa học: Telosma cordata (Burm. F) Merr
  • Họ: thiên lý (Asclepiadaceae)
  • Nguồn gốc: cây được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.

Hoa thiên lý thường mọc thành từng chùm, hoa mọc từ những nách lá , mỗi bông hoa có màu xanh lục hay màu vàng, gồm 5 cánh nở rộng. Bông hoa nhỏ có đường kình khoảng 1cm nhưng vì mọc thành chùm nên trông chúng khá lớn. Hoa có mùi hương dịu nhẹ thu hút người đối diện. Hoa tập trung nở nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.

Cây sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân hoặc khi nhiệt độ rơi vào khoảng từ 20-35 độ C. Nếu được trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp cây sẽ phát triển nhanh chóng và  cho nhiều hoa. Cây hoa thiên lý là cây thích vươn cao lên phía trên và thích nơi có nhiều nắng, nhiều gió.

Tác dụng và ý nghĩa cây thiên lý

Cây thiên lý leo giàn vì thế nếu làm giàn ta nên làm ở sân vườn hay ban công, cây vừa có tác dụng làm cây bóng mát vừa giúp làm đẹp cảnh quan cho ngôi nhà.

cây thiên lý

Hoa thiên lý nở rộ rất đẹp mắt chính vì thế câu được trồng để trang trí khá nhiều.

Bên cạnh đó, hoa thiên lý và những lá non còn được sử dụng như một loại rau, được chế biến trong những món ăn hàng ngày như món hoa thiên lý xào thịt bò, nấu canh cua cùng hoa thiên lý…

Trong đông y hoa thiên lý còn được sử dụng như một loại thuốc để chữa bệnh như chữa chứng mất ngủ bằng hoa thiên lý, chữa trị ngoại, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, chữa chứng đau người, nhức xương, phòng rôm xảy mùa hè hay trị giun kim.

Kỹ thuật trồng cây thiên lý

Kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý theo 2 phương pháp giâm cành hoặc trồng bằng hạt đều khá đơn giản ai cũng có thể tự trồng mà không mất quá nhiều thời gian chăm sóc.

cách trồng và chăm sóc cây thiên lý

Thời điểm thích hợp trồng cây thiên lý

Hoa Thiên lý được trồng quanh năm nhưng để tỷ lệ sống và năng suất, chất lượng hoa tốt thì nên trồng từ tháng 6 – 8 dương lịch đối với vùng Trung và Nam. Đối với miền Bắc trồng vào tháng 2 – 4 dương lịch.

Thiên lý trồng trên nhiều loại đất nhưng cũng là loài cây ưa ẩm, ưa ánh sáng. Vì vậy nên trồng hoa ở nơi thoáng mát, rộng rãi để hoa có không gian phát triển.

Chọn và ươm dây

Cũng giống như loài cây khác, chọn dây trồng là điều kiện quan trọng để cây cho hoa chất lượng nhất. Dây trồng nên chọn dây sinh trưởng tốt, chắc khỏe, màu tươi, độ dài từ 20-25cm. Bạn có thể chọn mua giống ở vườn ươm uy tín hoặc lấy giống từ các cây hoa thiên lý khỏe mạnh.

Trước khi trồng để chống dây trồng bị chảy nhựa hay mất nước. Có một số bí quyết mà người trồng cây lâu năm chia sẻ đo là bạn có thể chấm vào tro,  tàn hương hoặc nhúng các đoạn dây đã chuẩn bị vào dung dịch Atonik hoặc NAA rồi ngâm trong nước lạnh.

Bạn có thể trồng cây trong chậu, thùng xốp hoặc phân thành từng luống. Đất trước khi trồng phải được xử lý trước. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục lót dưới để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho gốc và làm ẩm.

Tiến hành ươm dây bằng cách đào một hốc nhỏ sâu khoảng 5-7cm. Đặt dây hơi chếch và vùi đất lấp ⅓ đoạn dây. Phủ rơm rạ hoặc vỏ trấu lên để tránh gió và tạo không gian để nứt chồi non.

Sau khi tiến hành giâm cành cần tưới nước dinh dưỡng  mỗi ngày 2 lần cho bầu ươm. Sau một thời gian cây ra rễ, đâm chồi, cao khoảng 50-60cm sẽ trồng ra đất.

Tiến hành trồng cây thiên lý

Chuẩn bị đất trồng hoa nên chọn đất pha cát, mềm, xốp, dễ tưới tiêu nước. Xung quanh thoáng đãng và không có cây to che khuất. Đất cần được cày bừa kỹ, lên luống và bón phân lót từ phân chuồng hoai mục hoặc phân NPK để cấp dưỡng.

cách trồng cây thiên lý

Tiến hành lên luống trồng hoa thiên lý. Luống có độ cao từ 35-40 cm. Thời gian đầu, dây thiên lý ươm khá yếu nên bạn có thể đóng các cọc gỗ hoặc tre để dây leo có chỗ bám. Chúng ta đào hố, đặt nhẹ nhàng bầu cây tránh làm đứt rễ vào hố và vùi lấp lại.

Sau khi ươm dây cần tưới nước mỗi ngày 2 lần, cấp nước đầy đủ. Che chắn gió để cây có điều kiện lý tưởng để phát triển. Sử dụng rơm rạ, tro trấu che chắn bầu non mới trồng. Tránh vật nuôi hoặc thời tiết xấu làm hỏng cây.

Làm giàn cho hoa thiên lý

Do là giống cây leo giàn nên khi cây non phát triển được 20 ngày phải tiến hành làm giàn cho cây. Tùy vào điều kiện cũng như nhu cầu của người trồng mà làm giàn bằng khung sắt hay khung tre đều được. Giàn có độ cao trung bình từ 2,5-3m, hoặc cao hơn nếu bạn muốn. Nên làm giàn hơi nghiêng vào góc có nắng chiếu.

Nhiều người dùng giàn liếp dựa sát tường để thiên lý leo bám. Giàn thiên lý vừa giúp cây lớn nhanh vừa tạo cảnh quan đẹp cho không gian ngôi nhà của bạn.

Cách chăm sóc cây thiên lý

Hoa thiên lý cũng không chịu được nhiệt độ thấp hay khu vực đọng nước, cây sẽ yếu ớt dần và chết. Cung cấp đủ nước nhưng cũng cần thoát nước kịp thời khi trời mưa to. Đất thịt và đất pha cát có độ hút ẩm và tơi xốp tốt giúp cây phát triển tốt nhất.

cách trồng và chăm sóc cây thiên lý

Tưới nước

Là cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được úng nên dù cung cấp nước thường xuyên bạn vẫn phải đảm bảo thoát nước kịp thời, tránh tình trạng ngập úng làm thối rễ cây.

Trong 1 tuần sau khi trồng cần phải tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần. Sau đó có thể tưới nước cách 2 – 3 ngày một lần, thời điểm ra hoa có thể tưới nhiều hơn. Nên tưới cây vào lúc sáng sớm và chiều mát. Tránh tưới lúc trưa nóng làm cây bị sốc nhiệt dễ héo chết.

Bón phân cho hoa thiên lý

Tiến hành bón phân cho hoa thiên lý theo từng giai đoạn phát triển của cây hoa.

  • Sau khi trồng thiên lý được 2 tuần: tiến hành bón cho cây bằng phân bón phức hợp DAP pha nước. Chú ý khi tưới cách gốc 50cm để giúp bộ rễ cây sinh trưởng và bám đất tốt hơn, không tưới sát vào gốc cây dễ bị ngộ độc.
  • Sau 1 tháng sau trồng: bón thúc lần 1 với phân đạm + ure pha loãng với nước tưới vào gốc và đổi cách tưới phun sương cho cây.
  • Sau khi bón thúc lần 1: sử dụng phân NPK cho mỗi gốc cây với quy trình mỗi lần cách nhau 10 – 12 ngày để bón thúc các lần tiếp theo.
  • Giai đoạn cây ra hoa: Khi cây ra hoa là giai đoạn quan trọng, cây cần nhiều dưỡng chất hơn bình thường, do vậy cần bón phân định kỳ cho cây hàng tháng bằng phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK bón và bón trực tiếp vào gốc cây.
  • Giai đoạn sắp thu hoạch: 10-15 ngày trước khi thu hoạch cần bón tăng cường lân và kali để cây trổ thêm và hoa ra đẹp.
  • Giai đoạn sau thu hoạch: Hoa thiên lý có thể thu hoạch nhiều lần. Để chất lượng hoa ra đều, sau mỗi đợt thu hoạch cần phải bón thúc thêm để cấp dưỡng cho cây. Phân bón có thể là phân chuồng ủ hoai, rơm rạ, mùn mục hoặc tro trấu vào xung quanh khu vực gốc cây với lượng phân chuồng từ 15 – 25kg 1 gốc cây hoặc  phân NPK thì mỗi gốc cần phải bón 300g phân vào gốc rồi tưới nước.

Cắt tỉa

Hoa thiên lý mọc lan thành giàn, gặp thời tiết tốt cây mọc ra nhánh rất nhiều và dài. Để dáng cây đẹp, trổ hoa đều và phòng chống sâu bệnh phải thường xuyên loại bỏ các lá già, tỉa nhánh, uốn dáng.

Sâu bệnh

Sâu hại thiên lý chủ yếu là rầy mềm, rệp muội và bọ trĩ, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng thì sâu bệnh càng có cơ hội gây hại. Cần quan sát thường xuyên để phát hiện và kịp thời phun thuốc để tránh lây lan.  Thuốc dùng trị bọ cho cây thường dùng là Supracide.

Thường xuyên cắt tỉa bớt những lá già làm cho giàn thông thoáng cũng giúp cây tránh sâu bệnh.

Bên cạnh đó nấm bệnh cũng là nguyên nhân làm cây ra hoa kém, còi cọc và thối rễ. Để phòng ngừa nấm bệnh, ngay từ khâu làm đất cần khử trùng, cày sâu, bừa kĩ.

Thu hái

Sau 3 tháng, hoa thiên lý có thể thu hoạch. Bạn có thể thu hoạch hoa thêm từng chùm và thu hoạch nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 ngày. Để chất lượng hoa tốt nhất và duy trì các mùa sau, nên hái vào buổi sáng sớm và ăn trong ngày để giữ độ tươi ngon.

Sau khi thu hoạch hoa, cần tỉa lại cành lá, bỏ bớt các nhánh phụ, giữa lại các nhánh chính khỏe mạnh để nuôi cây phát triển. Nếu được chăm sóc tốt hoa thiên lý sẽ sống được 4-6 năm.

Cây thiên lý không chỉ mang đến những chùm hoa xinh xắn, ngát hương tô điểm cho ngôi nhà của bạn mà còn có thể dùng làm thức ăn rất bổ dưỡng. Vì thế với hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc cây thiên lý trên, Vườn Ngọc Tân hy vọng bạn có thể trồng một dàn thiên lý trước nhà ngay đấy!

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...