【Tìm hiểu】Cách trồng và chăm sóc cây Phượng Tím

5/5 - (1 bình chọn)

Trong bài viết này, hãy cùng Ngọc Tân Garden tìm hiểu về đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây Phượng tím.

Những chùm hoa phượng tím phủ kín cả một vùng trời, rung rinh trước gió như những cánh bướm nhảy múa giữa trưa hè rực rỡ, hòa cùng tiếng chim ca ríu rít làm sống dậy cả một bầu trời học sinh đầy thơ mộng trong tôi.

Hoa phượng tím 

Hiện nay, cây phượng tím vẫn chưa được mọi người biết đến rộng rãi vì loài cây này chưa được trồng phổ biến. Tuy nhiên vẻ đẹp của những chùm hoa phượng tím luôn mang đến một nét đẹp dịu dàng, thơ mộng khiến người ngắm cảm thấy bình yên đến lạ.

Hoa phượng tím 
  • Tên khoa học: Jacaranda mimosifolia.
  • Họ thực vật: Chùm ớt (tiếng anh là Bignoniaceae).
  • Nguồn gốc xuất xứ: Từ đất nước Brazil, hoa phượng tím thường được trồng ở các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, ven đường,…
  • Phân bổ: Hiện nay, loài cây này được rất nhiều nước nhân giống và trồng phổ biến trên thế giới, nhất là Nepal, Ấn Độ… Tại Việt Nam, loài cây này được trồng chủ yếu ở Hà Nội và Đà Lạt.

>>> Xem thêm: 【Khám phá】Các loài hoa đẹp màu tím trên Thế Giới và ở Việt Nam

Đặc điểm về hình thái

Thân cây phượng tím cũng có đặc điểm khá giống như loài hoa phượng đỏ chúng ta thường thấy. Thân cây là thân gỗ, vỏ cây mỏng, nhẵn và có màu nâu xám. 

Cành cây có đặc điểm thưa và cong, có màu nâu đỏ nhạt và chia thành nhiều nhánh nhỏ. Cành khá mềm, giòn và dễ uốn cong để tạo hình theo ý muốn. Phần tán lá phát triển khá rộng nhưng không hề rậm rạp. 

Hoa phượng tím 

Lá cây có dạng phức kép lông chim 2 lần, tuy nhỏ nhưng khá dày và xếp sát vào nhau. Lá phượng tím có màu xanh đậm. Khi chưa ra hoa thì nhiều người thường nhầm lẫn giữa phượng tím và phượng đỏ vì nhìn lá cây thì khó có thể phân biệt.

Hoa phượng tím có hình chuông và dài từ 4 đến 5 cm. Cánh hoa mềm mại, có lông tơ, mọc thành từng chùm và khi nở có màu tím vô cùng bắt mắt. 

Thời gian nở của hoa gần như đồng loạt tạo nên sắc tím rực rỡ cho cả một vùng rất đẹp nên là cây hoa tím thân gỗ rất được yêu thích. Thời gian nụ nở thành hoa đến lúc hoa rụng kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Mùa hoa nở kéo dài tầm 4 đến 6 tháng và thường nở vào những ngày cuối đông đến suốt mùa xuân.

hoa phượng tím
Mùa Hoa Phượng tím ở Đà Lạt tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng

Quả có dạng hình dẹt và bên trong chứa hạt. Quả non có màu xanh và khi quả chín thì có màu nâu. 

>>> Xem thêm: 【Bật mí】Hoa Phượng có mấy cánh? Hoa phượng có màu gì? Và ý nghĩa

Đặc điểm sinh trưởng 

Phượng tím có tốc độ sinh trưởng thuộc dạng trung bình. Cây phù hợp với các vùng có khí hậu mát mẻ, dễ chịu và có khả năng chịu hạn tốt. 

Vì vậy, ở Đà Lạt trồng khá nhiều loài cây này.  Phượng tím cũng không kén đất nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. 

>>> Tham khảo: 【Top 12】Loại hoa màu tím trồng ven đường đẹp, quen thuộc

Ứng dụng của cây hoa phượng tím

Cây phượng tím là loài cây có màu sắc của hoa rất đẹp và thu hút, màu tím tạo cho không gian một vẻ đẹp lung linh, ấn tượng và bắt mắt.

Cây mang vẻ đẹp hoàn toàn thích hợp cho cảnh quan và tạo ra không gian đầy lãng mạn, ấn tượng. Ngoài công dụng làm đẹp cảnh quan, loài cây có hoa màu tím này còn có nhiều công dụng khác.

Với ngành y học

Khi phơi khô vỏ và lá cây phượng tím, chúng ta có thể dùng để sắc nước uống giúp hạ sốt và điều hòa thân nhiệt. 

Giá trị cảnh quan

Đây là loài cây mang đến giá trị cảnh quan cao vì màu hoa tím quyến rũ của mình. Vì vậy, hoa thường xuất hiện ở ven đường, khách sạn, nhà hàng, những khu du lịch, nghỉ dưỡng, resort,…

hoa phượng tím
Hoa Phượng tím nở rộ trên đường ở Úc

Phượng tím cũng được nhiều người chọn để trồng cây phượng bonsai trong chậu đặt trong khuôn viên vì thân cây khá mềm dẻo nên dễ dàng uốn, tạo dáng cực đẹp theo ý thích.

Kỹ thuật trồng cây phượng

Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây Phượng tím. Cây hoa phượng tím thuộc cây hoa màu tím dễ trồng nên bạn không cần quá lo lắng. Kỹ thuật trồng cụ thể như sau:

Kỹ thuật trồng cây phượng

Chọn giống

Các bạn cần chọn đúng giống phượng tím, cẩn thận để không nhầm lẫn với các giống phượng khác. Khi chọn nên chọn thân mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, có quả già và đã nở hoa được ít nhất 5 năm. 

Các phương pháp nhân giống

Hiện nay phượng tím chỉ có một phương pháp nhân giống đó là gieo hạt. 

  • Thực hiện gieo hạt bằng cách chọn hạt già của cây phượng tím có giống phù hợp, tiến hành ngâm trong nước sạch từ 36 đến 40 tiếng, rồi vớt ra để nước ráo bớt và trộn với cát rồi gieo lên giá thể. 
  • Để giá thể ra vườn ươm sau đó phủ rơm rạ để che nắng, giữ ẩm để đất không bị khô. 
  • Trong 15 ngày đầu tiên, các bạn cần chú ý cấp ẩm thường xuyên cho cây. 

Quá trình trồng

Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình trồng cây với những thông tin cụ thể như sau: 

Phượng tím cần chọn thời tiết thích hợp, không nắng gắt, không mưa giông nhiều. Tại miền Bắc nước ta nên chọn mùa xuân hoặc thu còn miền Nam cần tránh mùa mưa và những ngày nắng gắt. 

Chuẩn bị đất trồng

Cây phượng tím không kén đất trồng nên có thể trồng tại nhiều khu vực. Tuy nhiên, loài thực vật này không có khả năng chịu ngập úng tốt, vì vậy nên trồng  những nơi thoát nước tốt, địa thế cao hơn mặt bằng chung.

Mật độ trồng

Mật độ trồng thích hợp của cây phượng tím thường là 3,5 – 4,5m. 

  • Nếu trồng gần hơn khi thì khi lớn lên các cây sẽ chồng chéo cành nhánh lên nhau làm chúng kém phát triển hơn. 
  • Tuy nhiên, nếu để mật độ quá lớn hoặc trồng đơn lẻ thì sẽ khá nhiều thời gian cây mới cho hoa. 

Nếu chăm sóc tốt thì phượng tím sẽ bắt đầu nở hoa tầm 2 đến 3 năm trồng. 

Cách trồng

Cây con được ươm từ hạt sau thời gian tầm 2 tháng sẽ có chiều cao khoảng 15 đến 20cm. Khi cây đạt 35 đến 50cm thì các bạn nên đem trồng cây ở bên ngoài. 

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian thì nhiều người chọn mua cây phượng tím rồi trồng theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Rọc bỏ phần túi bầu và dây buộc bên ngoài, chú ý tránh làm ảnh hưởng đến rễ cây. 
  • Bước 2: Đặt cây vào trong hố đã đào sẵn có kích thước khoảng 30x30x40cm và đã được bón lót bằng phân chuồng ủ hoai trước đó ít nhất là 15 ngày để phân tan trong đất.
  • Bước 3: Dựng thẳng cây và lấp đất vào hố sau đó ấn chặt đất cho cây đứng vững. Dùng cọc chống để cây không bị đổ ngã trong thời gian đầu. 
  • Bước 4: Tưới nước ở gốc và phủ thêm rơm rạ, cỏ khô.

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa phượng tím

Để cây phát triển tốt và nhanh ra hoa thì các bạn nên chăm sóc theo hướng dẫn như sau:

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa phượng tím

Tưới nước

Phượng tím không cần tưới nước quá nhiều tuy nhiên lúc mới trồng cây cần đảm bảo đủ lượng ẩm. Mùa hè cũng cần bổ sung thêm nước vào sáng sớm hay chiều tối để cây không bị thiếu nước. 

Cách cắt tỉa

Khi trồng cây được 6 tháng trở đi, các bạn cần thường xuyên cắt tỉa những cành có lá úa vàng. Mỗi năm cần thực hiện việc tỉa cành 2 lần vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu.

Cách bón phân

Vào  mùa mưa nên bón thêm phân chuồng, phân lân giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tốt nhất là mỗi năm nên bón phân hai lần, khối lượng khoảng 150gr phân NPK tổng hợp hoặc 5-10kg phân chuồng.

Ánh sáng 

Tùy vào từng giai đoạn mà cân đối lượng ánh sáng phù hợp để cây phượng tím phát triển tốt nhất. Lúc cây mới được trồng xuống đất là lúc cần nhiều ánh sáng nhất để hấp thụ dinh dưỡng và tạo mầm.

Nhiệt độ và độ ẩm

Phượng tím là loài ưa khí hậu mát mẻ và nhiệt độ trung bình chỉ nên ở khoảng 20 độ C. Bởi vậy, khi trồng ở miền Nam thì cây phát triển không tốt lắm. Khí hậu phù hợp nhất là vẫn là khu vực Đà Lạt và miền Bắc. 

Trên thực tế, hình ảnh cây phượng tím là hình ảnh đặc trưng của các trường học ở miền Bắc, ở miền Nam thì ít thấy hơn nhiều. 

Làm cỏ 

Thời gian đầu trồng cây, các bạn nên làm cỏ thường xuyên để không ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. 

Tuy nhiên khi cây đã trưởng thành thì không cần thiết nữa vì lúc này rễ cây bám rất sâu, có thể dễ dàng hút được dinh dưỡng. 

Bài viết này đã cung cấp thông tin về đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây phượng tím. Hy vọng bạn có thể tự trồng cho mình một cây Phượng Tím thật đẹp trước nhà.

Bài viết liên quan

Trầu bà vàng: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà vàng không chỉ nổi bật với vẻ đẹp xanh mướt dễ trồng...

Top các loại trầu bà được ưa chuộng nhất 2025

Cây trầu bà không chỉ là một lựa chọn tuyệt vời để làm đẹp không...

Cây Trầu bà đế vương: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc

Cây Trầu Bà Đế Vương không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp sang trọng mà...

Cây trầu bà thủy sinh: cách trồng và chăm sóc giúp cây xanh mướt quanh năm

Cây trầu bà không chỉ mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc mà còn là...

Trầu bà đế vương xanh: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Cây trầu bà đế vương xanh không chỉ khiến không gian thêm phần sinh động...

Trầu bà đế vương đỏ: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc

Là biểu tượng của quyền lực, may mắn và sức khỏe Trầu Bà Đế Vương...