Hướng dẫn cách trồng sen trong chậu đơn giản, chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)

Một chậu sen không chỉ giúp ngôi nhà trở nên đẹp hơn, mát mẻ hơn mà còn mang lại cho bạn cảm giác được hòa mình với thiên nhiên. Vậy hãy cùng Vườn Ngọc Tân tìm hiểu cách trồng sen trong chậu đơn giản để tự tô điểm cho tổ ấm của mình nhé!

cách trồng sen trong chậu

Điều kiện sinh trưởng và phát triển của hoa sen

Để có thể trồng và chăm sóc một cây hoa sen đúng cách, sinh trưởng và phát triển tốt nhất, trước hết bạn cần biết một số điều kiện về môi trường sống của loài hoa này:

cây hoa sen
  • Điều kiện nhiệt độ: sen là loài hoa ưa sống ở nơi ấm áp, nhiệt độ môi trường thích hợp là trên 25 độ C, thời tiết quá lạnh sẽ làm cây bị chậm phát triển, giảm chất lượng hoa
  • Điều kiện ánh sáng: Hoa sen ưa sáng nên dễ thích nghi ở nơi có nhiều ánh sáng, nhất là thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp cần ít nhất là 6 giờ mỗi ngày
  • Điều kiện độ ẩm: sen là loài cây thủy sinh, rễ ăn sâu dưới bùn nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm của đất trồng cao
  • Ở nước ta nên trồng sen theo 2 vụ chính là khoảng tháng 12 – tháng 1 và tháng 5 – tháng 7 dương lịch
  • Có thể trồng sen bằng hạt hay củ, nhưng riêng với sen trồng bằng hạt thì năm đầu rất hiếm khi ra hoa

Hướng dẫn cách trồng sen trong chậu chi tiết

cách trồng sen trong chậu

1. Chuẩn bị hạt giống, nơi trồng, đất trồng và phân bón

Hạt giống: Với thị trường đa dạng như hiện nay thì bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt giống hoa sen cảnh trong nước hay nhập khẩu với đủ các loại màu sắc như trắng, hồng, xanh… Giá thành của chúng cũng không quá đắt đỏ đâu nhé, chỉ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/ hạt giống mà thôi.

Nơi trồng: Như đã nói, bạn không cần phải trồng sen trong các đầm lầy hay ao hồ rộng mà hoàn toàn có thể trồng bên trong các chậu, vại, chum bằng gốm hay thủy tình, miễn là chúng phải có miệng rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tươi tốt của cây hoa sen cảnh.

Đất trồng: Để trồng cây, bạn cần chuẩn bị đất. Với loại hoa sen cảnh này thì phải là hỗn hợp đất sét pha cùng với đất cát bùn đúng tỷ lệ 2:1 thì cây mới phát triển tốt được. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy đất bùn trực tiếp từ dưới ao ruộng hay đầm lầy về trồng cây nhé.

Phân bón: Chỉ nuôi dưỡng bằng đất thì có thể chậu hoa của bạn sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển, do đó, cách trồng hoa sen trong chậu chuẩn xác nhất là nên sử dụng thêm phân bón NPK với liều lượng phù hợp.

2. Cách trồng sen trong chậu

Hạt giống hoa sen sau khi mua về thường khô và có vỏ rất dày, nếu để nguyên như thế thì hạt rất khó có thể nảy mầm được, thậm chí là thối rữa trong quá trình ngâm nước. Do vậy, bạn cần phải mài vỏ hạt mỏng đi bằng giấy nhám hoặc một dụng cụ mài giũa nào đó.

Sau khi mài xong thì bạn ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 3 – 5 ngày cho đến khi hạt mềm ra và nứt vỏ. Lưu ý rằng trong quá trình ngâm nên thay đổi nước mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh và độ ấm nhé.

Tiếp theo, bạn dùng dao cắt bớt một phần vỏ hạt giống như trong hình dưới đây và ngâm nước tiếp cho đến khi hạt giống thực sự nở ra và bắt đầu chồi lên mầm xanh. 

Mầm xanh sẽ dài từ 5 – 7 cm sau khi ngâm khoảng 2 tuần, bạn vẫn tiếp tục ngâm cho đến khi độ dài đạt đến 12 – 15 cm trong khoảng 20 ngày thì mới là thời điểm chuyển hạt giống sang “nơi ở” mới.

Để thiết lập “nơi ở” mới cho những hạt giống hoa sen đang lên chồi xanh, bạn đổ hỗn hợp đất đã chuẩn bị sẵn vào chậu, sau đó đổ thêm một lớp nước cao khoảng 10 cm để giúp duy trì độ ẩm giống như môi trường ao hồ, đầm lầy vậy. Có như thế, cây sen mới có điều kiện phát triển một cách tốt nhất.

3. Chăm sóc chậu sen cảnh

Sau khi chuyển hạt giống sang “nơi ở” mới khoảng 1 tuần thì bạn bón thêm phân bón NPK để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cây. Ngoài ra, vì sen là loại cây ưa sáng nên bạn cần phải đưa nó ra hứng nắng tự nhiên ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt hơn. Đó mới là cách trồng hoa sen trong chậu đạt tiêu chuẩn, giúp cây nhanh chóng trở nên cứng cáp và cao trên 30 cm sau khoảng 2 tháng gieo trồng.

cách trồng sen trong chậu

Cần bổ sung nước hàng ngày. Bạn đổ nhẹ nước vào chậu, không để đọng hạt nước trên mặt lá. Nếu nước máy có chất khử trùng thì để trong chậu trước một ngày rồi mới tưới cho sen. Bạn nên thả vài ngọn rong đuôi chó hoặc cây thủy sinh loại nhỏ vào chậu để làm sạch nước. Bạn phải kiểm soát để một lượng cây thủy sinh vừa đủ, không để nhiều át mất sen.

Trong quá trình trồng sen, bạn phải luôn theo dõi lá, nếu thấy sâu thì diệt ngay, nếu úa tàn thì cắt bỏ cho sạch và thoáng mặt chậu. Nếu lá nhỏ, vàng nhạt và yếu là thiếu dinh dưỡng và thiếu nắng, có thể bổ sung một lượng nhỏ phân đánh tan cho vào nước. Nếu cây có rệp thì mua thuốc phun ngay.

Bằng cách chăm sóc tuyệt vời, nếu không có trở ngại gì trong quá trình phát triển thì chậu hoa sen của bạn sẽ ra những bông hoa đầu tiên sau khoảng 8 tháng gieo trồng. 

Gợi ý 8 giống hoa sen nên chọn để trồng trong chậu

Sen ngàn cánh

Giống sen với sắc màu rực rỡ, xếp top 1 về số lượng cánh có thể đạt từ 800 đến 1000. Hoa sen này nhìn qua như một bông hồng cỡ lớn vậy. Các cánh bên ngoài vừa to, vừa dài, bao lấy lớp cánh nhỏ hình bầu dục bên trong, từng tầng từng tầng dày đặc như vậy.

Giống sen này khá hiếm, khá khó mua nên giá bán không hề rẻ, có thể lên tới tiền triệu. Nhưng vẫn đắt hàng lắm vì giới trung lưu và thượng lưu vẫn luôn săn lùng.

Sen đỏ drop Blood

Giống sen với màu đỏ, mệnh danh loại sen có màu đậm nhất. Sen đỏ drop Blood rất thu hút được cái nhìn từ xa, cực sai hoa với dáng nhỏ xinh xắn.

Giống sen này cho hoa rất mạnh, chỉ sau 1 tháng trồng. Chỉ nên trồng bằng ngó hoặc củ, trồng bằng hạt tỷ lệ nảy mầm rất thấp <2%. Giá bán trên thị trường dao động từ 400.000đ đến 800.00đ.

Sen cung đình

Là giống sen rất hiếm, chỉ dành cho dân sành mới nên chơi. Có dáng nhỏ, hoa nở nhỏ nhắn và rất xinh xắn. Sen cung đình có 2 màu trắng và hồng, bạn có thể chọn theo sở thích hoặc mix càng tốt.

Giống sen trồng bằng chồi mầm củ, trồng trong chậu có thể cho ra hoa quanh năm. Giá bán không đắt thậm chí bạn có thể xin về trồng.

Sen quan âm

Còn có tên gọi khác là sen Bách Diệp, với 2 màu hồng và trắng, đặc điểm dễ nhận biết là có nhiều cánh nhỏ li ti bên trong. Hoa hình cầu, đường kính bông từ 4 – 7 cm, có mùi hương khá đậm đà hơn sen ta.

Sen này có giá không cao, nhưng nhu cầu cực lớn, đặc biệt là những ngày lễ đầu năm. Khi tôi đi quanh hồ Tây, đoạn công viên nước thấy bán khá nhiều. Trồng sen quan âm trong chậu một số người dùng hạt, giá bán không cao, chỉ khoảng vài chục nghìn một chục hạt.

Sen tịnh đế

Còn gọi là Tịnh Đế Liên, đây là loài sen đặc biệt bởi có 2 bông trên mỗi cuống, tựa như thanh mai trúc mã vô cùng khắng khít.

Sen tịnh đế có cuống rất dài, hoa nở khá to và rộng, là loại sen tượng trưng cho sự thanh tao và thuần khiết. Giá sen này có giá bán vô cùng đắt đỏ do rất hiếm và rất khó tìm mua.

Sen super

Mệnh danh là loài sen đáng yêu bậc nhất, với hoa nở màu hồng thiên thanh. Khi còn nhỏ các bên ngoài lớn, màu trắng có pha chút hồng rất ngọt ngào. Khi trưởng thành, các cánh hoa chuyển sang màu trắng rất hấp dẫn.

Sen super rất thanh khiết, với hương thơm dịu nhẹ. Có thể trồng bằng củ, giá bán hiện nay dao động từ 150,000 tới 300,000đ.

Sen Red Rosy

Sen Red Rosy có đặc điểm là nhụy khá lớn, các cánh hoa bên ngoài có vẻ đẹp hoàn hảo, màu sắc đỏ và hồng phong phú, với tán lá xanh mướt tràn sức sống.

Loại sen này trồng bằng ngó và củ, giá bán dao động từ 200,000đ tới 300,000đ. Thời gian trồng thích hợp nhất là từ tháng 2 dương lịch, chậm nhất là tháng 4 ở miền Bắc.

Sen Red Silk

Là giống sen nở sớm, bông hoa có nhiều cánh, dài, nhọn, căng mọng, màu đỏ đậm vô cùng đẹp mắt. Sen Red Silk nhanh ra hoa, dễ trồng, là lựa chọn thích hợp cho những người thích có hoa nhanh.

Loại sen này trồng chủ yếu bằng củ, giá bán trên thị trường dao động từ 150,000đ đến 250,000đ. Chỗ trồng cần có nhiều nắng, khoảng 3 tuần là có thể ra hoa.

Trên đây là cách trồng sen trong chậu đơn giản và một số loại hoa sen mà bạn có thể lựa chọn. Với những thông tin trên hy vọng bạn có thể tự trồng cho mình những chậu hoa sen thật xinh trong nhà. Các bạn có thể tham khảo thêm những loại hoa khác nữa nhé.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...