Có những loài có thể trồng trực tiếp trên đá và một số cây có hạt khác mọc được trên đá. Ta có thể gắn chúng lên trên hòn non bộ trong bể cá, hoặc có thể gắn trên một mảnh gỗ. Sau một thời gian, chúng sẽ phát triển trên đáy bể. Vậy cách trồng cây thủy sinh trên đá như thế nào?
Lưu ý cách trồng cây thủy sinh trên đá
Đối với cây mọc trên đá: sử dụng hòn non bộ hoặc gắn chúng trên những mảnh gỗ. Chắc chắn bạn sẽ thu được một sản phẩm đáng kinh ngạc. Một số loại cây thủy sinh có thể trồng trên đá là cây rêu, ráy thủy sinh, cây thủy sinh trên châu, cây dương xỉ thủy sinh, …
Cũng cần lưu ý là khi trồng, phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh các lá bị vùi sẽ mau bị hoại mục, sẽ làm ô nhiễm nước.
Mỗi loại cây thủy sinh có một đặc tính sinh trưởng, sinh sản khác nhau. Do đó, bạn có thể chọn nhiều cách chăm sóc cũng như nhân giống khác nhau. Trong bài viết này mình sẽ trình bày chi tiết cách trồng cây thủy sinh trên đá với một số cây phổ biến là cây rêu, rêu minifiss, ráy thủy sinh và dương xỉ.
Cách trồng cây thủy sinh trên đá – Cây rêu
Cách trồng rêu trên đá ở bể thủy sinh
Trong các bể thủy sinh, khi trang trí phối cảnh gỗ và đá bên trong xong. Ai cũng muốn phủ nó một lớp rêu cho thêm phần cổ kính. Tuy nhiên, cách trồng rêu trên đá lúc này lại khó khăn hơn ở trên cạn. Bạn cần làm theo quy trình khác hơn một chút.
+ Chuẩn bị dụng cụ:
- Kìm cắt – kéo cắt
- Dây cước trắng loại 0.2mm
- Gỗ lũa đã xử lý sạch.
- Panh gắp.
Nên chọn loại rêu thân dài để tạo độ mềm mại trên thân gỗ lũa. Nó sẽ chuyển động như bơi dưới nước khi thả xuống vậy.
+ Thực hiện
Thả rêu xuống một chậu nước sạch. Việc này giúp thân rêu không bị cuốn. Bạn sẽ dễ gắp nó và xếp nó dễ dàng hơn.
Dùng panh gắp ở phần rễ, xếp chúng lần lượt trên bề mặt gỗ. Khi hết một mặt, dùng dây cuốn cố định và chuyển tiếp sang mặt bên. Làm tương tự như vậy cho đến hết 1 vòng. Sau đó chuyển xuống hàng rêu bên dưới. Đến khi xếp được rêu theo mình ưng ý.
Lưu ý: Nên cuốn dây vừa phải, không mạnh làm đứt rêu và không nhẹ làm tuột rêu. Cuốn cố định cả phần rễ lẫn phần ngọn nhé. Sau này, khi thả xuống bể muốn rêu bơi trong nước thì cắt dây ở phần ngọn sau. Không thì khi bạn làm các mặt và các hàng rêu khác, chắc chắn rêu sẽ bị nát và gãy.
2/ Trồng rêu trên đá phiến
+ Cách trồng rêu trên đá dài
Với loại đá dài, bạn có thể thực hiện tương tự như trồng rêu trên gỗ lũa ở trên. Lưu ý thay dây cước bằng dây dù. Vì loại dây cước nhựa gặp những cạnh đá sắc hay bị đứt hơn.
+ Trồng rêu trên đá mấp mô
Cách trồng rêu trên đá mấp mô khá phức tạp. Bạn cần làm nhiều bước mới thành công được.
Đầu tiên, vẫn cần thả rêu vào trong bể nước. Sau đó cũng dùng panh gắp và xếp nó kín một mặt trên đá. Tuy nhiên, khó có thể xếp theo hàng được. Bạn cứ xếp làm sao cho kín đều bề mặt và không chồng lấn lên nhau là được. Được hết một mặt, dùng dây chỉ dù cuốn đều toàn bộ lại.
Do đá xếp ở dưới đáy bể cá cảnh thủy sinh. Nên chúng ta chỉ cần trồng nó trên một mặt đá. Có thể hơi lấn sang bên mặt cạnh của đá cũng được.
+ Hướng dẫn trồng rêu trên mặt đá tròn
Cách này bạn cần chuẩn bị thêm một miếng lưới vải mềm. Có mắt lưới khoảng 5mm.
Trải đều rêu lên trên bề mặt của viên đá tròn. Sau đó phủ tấm lưới vải lên trên. Túm lưới gọn bên dưới và buộc cố định lại. Như vậy bạn đã giữ cho rêu bên trong không xê dịch đi đâu hết. Lúc đó, chỉ việc thả viên đá tròn vào vị trí bạn đã sắp xếp sẵn vào bể cá mà thôi.
Ngoài những cách trên. Bạn cũng có thể trồng rêu ở ngoài cho bám rễ trước khi thả vào bể. Có thể thực hiện cách làm như cách trồng rêu trên đá mắt đứng ở trên. Nhưng nhất định phải thường xuyên phun nước tạo ẩm cho nó. Có thể để nó trực tiếp dưới máy phun sương cũng được.
Cách trồng và chăm sóc rêu minifiss
Cách trồng rêu minifiss đơn giản
Loại rêu thuỷ sinh tự nhiên Mini Fiss này có nhiều các trồng. Nhưng sau đây mình xin chia sẻ cách đơn giản, lại mang hiểu quả cao cho mọi người chơi minifiss…
- Đầu tiên mua fiss vò sẵn được bán trên thị trường (giá fiss vò là khoảng 170k – 200k/1 lạng…)
- Bạn cần loại bỏ đất hoàn toàn ra khỏi đám rêu mới mua đó. Tiếp đến mới xay nhuyễn fiss bằng máy xay hoặc máy xay sinh tố ở nhà của bạn…
- Sau khi xay nhuyễn xong thì bạn trộn fiss với sữa chua. Mục đích của việc này giúp cho fiss của bạn nhanh lên hơn, do sử dụng chất dinh dưỡng từ sữa chua. Bên cạnh đó trong sữa chua có một lượng vi sinh lên men sẵn giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng cho fiss dễ dàng hơn.
- Lấy bình phun hoặc một chai nước đục lỗ để làm ẩm bề mặt cần trải fiss lên. Bề mặt đó có thể là gỗ, đá…
- Dùng tay hoặc chổi sơn để quét fiss lên khu vực mình muốn cho fiss mọc (ở đây là đá).
- Sau khi đã phủ fiss xong lên nơi mình cần trồng, bạn nhớ ủ kín lại để giữ ẩm. Cũng như tăng nhiệt độ để kích thích cho rêu minifiss mọc nhanh hơn. Nó giống như quá trình ủ mầm của các loại cây vậy.
Cách chăm sóc hằng ngày cho rêu minifiss ươm
Việc chăm sóc loại rêu thuỷ sinh tự nhiên minifiss này không hề khó khăn. Chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian và lưu nhớ trong đầu một số mốc thời gian sau. Chắc chắn bạn sẽ thấy thảm rêu của mình trông đẹp – xanh mướt mắt hơn rất rất nhiều.
- Sau khi ủ fiss lại thì cứ đều đặn bật đèn 8 tiếng/ngày. Dùng bình xịt hơi sương cho fiss 2 lần/ngày luân phiên nhau để giữ ẩm cho fiss.
- Khoảng sau 2 tuần thì fiss ra lá non. Lúc này bạn không cần ủ nữa mà để nó tiếp cận với môi trường có độ sáng nhiều.
- Đến sau 3 tuần thì fiss bắt đầu dày dần và đều
Khoảng 4 tuần thì bạn có thể cho nước nhẹ nhẹ vào và bắt đầu chạy lọ. Khoảng 2 – 3 tuần tiếp theo thì fiss sẽ ra lá nước khi đó bạn có thể thả cá hoặc tôm vào cho hồ của mình.
Cách trồng và chăm sóc ráy thủy sinh
Là loại cây có sức sống mạnh mẽ nên thích nghi được với hầu hết với điều kiện môi trường hồ thủy sinh khác nhau . Tốc độ phát triển chậm ,có thể trồng bán cạn. Nhiệt độ :19-30 độ .PH nước : 5-8. Tùy thuộc vào từng loại ráy thủy sinh mà chúng có màu sắc hay hình thái lá và độ lớn khác nhau.
Hướng dẫn trồng ráy thủy sinh
Nhân giống ráy thủy sinh bằng cách ngắt một nhánh cây gồm cả thân, rễ, lá sau đó trồng ở khu vực khác là cây sẽ tự phát triển thành một cá thể độc lập. Nên thực hiện việc ngắt nhánh trong môi trường nước để tránh tổn thương cây.
Còn khi mua ráy về và trồng trong hồ thủy sinh thì cần đợi cho hồ thủy sinh của bạn ổn định (lọc ổn định, hệ vi sinh ổn định, nước trong, …), sau đó thả trôi ráy trong hồ khoảng 1 tuần rồi cắt ngắn rễ, tiếp tục thả trôi cây và chờ cây ra rễ mới, cuối cùng mới buộc ráy thủy sinh vào lũa đá.
Giống như bucep ráy thủy sinh được trồng bằng cách gắn vào giá thể như lũa đá hay cả sứ lọc. Các bạn có thể dùng chỉ hay dây cước để cột vào giá thể ,dùng keo dán thủy sinh để dán tuy nhiên sử dụng keo tốt nhất chỉ dụng một lượng ít vừa đủ kết dính thân ráy vào giá thể tránh nhỏ nhiều keo quá sau này chỗ thân dính keo nhiều dễ bị rửa ra.
Khi ráy đã mọc rễ đủ để bám có thể tháo dây ra, khi đó chúng ta sẽ có một tác phẩm tự nhiên sống động trong bể thủy sinh.
*Lưu ý: Rất nhiều trường hợp sau khi trồng ráy thủy sinh sau một vài ngày hoặc vài tuần cây ráy bị rụng lá, rữa thân và chết luôn cây. Nguyên nhân là do hồ của bạn chưa ổn định, vì ráy thủy sinh tại các trại cây được ươm trong môi trường bán cạn (không hoàn toàn ngập trong nước), khi mua về nếu ngay lập tức nhấn chìm ráy trong một hồ thủy sinh chưa ổn định thì ráy không kịp thích nghi, dễ bị rữa và chết cây.
Hướng dẫn chăm sóc ráy thủy sinh
Bất cứ loại cây thủy sinh nào cũng cần nước sạch để phát triển, vì vậy hãy thay nước thường xuyên để cải thiện chất lượng nước. Nếu trong bể có nhiều cá cần vớt cá chết và lá rữa có thể cải thiện nước nhanh hơn và giảm bớt sự thất thoát hệ vi sinh.
Ráy thủy sinh và các loại cây thủy sinh màu xanh sinh trưởng tốt với nhiệt độ nước khoảng 22 – 24 độc C, lượng CO2 cao, dòng chảy tốt. Nếu bạn dự tính trồng ráy thủy sinh và các loại cây màu xanh vào mùa hè cần phải tránh để nhiệt độ quá cao, thiếu CO2, chất lượng nước không tốt và hệ vi sinh không ổn định.
Do được trồng trên mặt nền nên chất dinh dưỡng trong phân nền không hữu ích lắm với cây ráy thủy sinh. Do đó ta cần bổ sung phân nước và sủi CO2 để ráy phát triển tốt nhất.
*Lưu ý:
- Đặt ráy thủy sinh ở nơi có ít ánh sáng, nếu ánh sáng quá nhiều ráy dễ bị đen hoặc thủng lá.
- Ráy thủy sinh là loài có tốc độ phát triển chậm, cần thời gian dài nên bạn cần kiên nhẫn chăm sóc cây.
- Nếu ráy thủy sinh bị rêu hại bám, bạn cần nuôi thêm vào bể cấc loại cá ăn rêu như: cá bút chì, cá otto, cá chuột, …
Cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ thủy sinh trên đá
Cây dương xỉ thủy sinh có một đặc điểm là tốc độ sinh trưởng khá là chậm, chậm hơn cả rêu nhé. Dương xỉ là dòng có thể chịu đựng được khắc nhiệt và dễ dàng thay đổi môi trường sống, nói chung là trong điều kiện nào nó cũng có thế sống được, từ ánh sáng ít, Co2 và phân nước có thể không cần cũng được. Nhưng nếu bạn bổ xung đầy đủ thì cây Dương xỉ thủy sinh sẽ mọc tốt đẹp hơn đấy.
Hướng dẫn trồng cây dương xỉ trên đá
Dương xỉ có nhiều dòng khác nhau, kích thước sẽ từ 5cm – 30cm, bạn có thể trồng cây dương xỉ thủy sinh ở nhiều vị trí như tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh, có thể gép vào lũy hoặc hốc đá….
- Bước 1: Khi mua cây dương xỉ về hoặc bạn lấy ở tự nhiên về cần phải rửa sạch bộ rể rồi mới bỏ vào bể. Nhân giống dương xỉ cũng khá là dễ bạn chỉ cần làm cách sau : Ngắt ngang thân rẻ cây dương xỉ thủy sinh và buộc vào giá thể khác, nhớ là phải ngắt ở đoạn cây khỏe và ít nhấ có 2-3 lá và rẽ nhiều
- Bước 2: Dương xỉ là loại thường sống bám trên thân cây, đá, hoặc sống trên đất cạn gần nước, chính vì thế bạn nên mô phỏng môi trường sống của chúng trong Bể thủy sinh của mình bằng cách buộc hoặc dán trên lũa hoặc đá, để cho nó bám được và sinh trưởng. Lưu ý khi buộc rễ cây dương xỉ bạn cần buộc rể của nó vào vật bám, sau khi mọc rể ra rồi bạn có thể cắt bớt dây
- Bước 3: Tốt hơn thì bạn nên trồng cây dương xỉ ở nơi có dòng chảy yếu, sẽ phát triển bộ rễ tốt hơn, sau khi đã phát triển rễ bạn có thể điều chỉnh dòng chảy mạnh để phát triển bộ lá đẹp hơn.
*Lưu ý: Hạn chế đặt cây dương xỉ ở nơi có quá nhiều ánh nắng, lá dương xỉ dễ bị đen.
Chăm sóc cây dương xỉ thủy sinh sau khi đã cho vào bể
Khi mới đầu bạn trồng cây dương xỉ trong bể rồi, hãy để cho dòng nước ổn định, một thời gian rồi quan sát sự ổn định
- Bạn cũng cần phải thay nước thường xuyên để cải thiện chất lượng nước.
- Dương xỉ thủy sinh là dạng cây màu xanh vì thế sinh trưởng tốt nhiệt độ 22-24 độ với lượng Co2 cao và có dòng chảy tốt. Nếu bạn trồng cây dương xỉ thủy sinh với nhiều loại cây màu xanh khác vào mùa hè tránh nhiệt độ cao, thiếu Co2 nhé
Kết luận cây dương xỉ thủy sinh khá dễ trồng, chỉ cần để ý tới sự tăng trưởng của cây cây nhiều, như vậy có thể chăm sóc dễ dàng cho nó được.
Trên đây là một số cách trồng cây thủy sinh trên đá, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích và thú vị cho độc giả.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...