Cây có thể trồng thủy sinh là các loại cây dễ trồng. Cây vừa trang trí đẹp mắt vừa mang lại sức sống và sinh khí mới cho nơi làm việc. Thêm vào đó lại có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Nhưng cách chăm sóc và cách trồng cây thủy sinh để bàn như thế nào? Hãy cùng Ngoctangarden.com tìm hiểu trong phần chia sẻ dưới đây.
Cây cảnh thủy sinh hay còn gọi là cây cảnh thủy canh một loại cây cảnh trang trí để bàn rất được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ bởi vẻ đẹp, ý nghĩa mà còn bởi trồng cây thủy sinh rất sạch sẽ , dễ vệ sinh và chăm sóc. Vậy bàn làm việc của bạn đã có một chậu cây thủy sinh để bàn chưa? Đây sẽ là một gợi ý tuyệt vời để tạo nên tinh thần làm việc hứng khởi và giảm đi sự đơn điệu, bí bách và áp lực nặng nề của công việc.
Tuy nhiên, nếu bạn không nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc thì cây sẽ có tình trạng chậm phát triển và trường hợp xấu hơn nữa là nó có thể chết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây rồi hãy thực hiện việc trồng cây cảnh thủy sinh bạn nhé!
Cách trồng cây cảnh thủy sinh để bàn
Giống như tên gọi của nó, cây cảnh thủy sinh là cây sống và phát triển trong nước. Đặt một cây thủy sinh để bàn tạo nên vẻ ấn tượng, tao nhã cho không gian của bạn. Nó góp phần tô điểm cho không gian quanh ta thêm nét xanh và tràn đầy sức sống. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cây thủy sinh đơn giản để cây phát triển mạnh và mang tính thẩm mỹ cao.
Vật dụng cần chuẩn bị để trồng cây
- Cây có thể sống trong môi trường thủy sinh: Bạn nên chọn một số loại cây thủy sinh để bàn phổ biến như cây nha đam thủy sinh, cây hồng môn, cây kim tiền thủy sinh, cây lan như ý… Các loại cây này có đặc điểm chung là ưa nước, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước.
- Chậu thủy tinh: Chọn những bình có thân rộng để rễ cây được phát triển tốt, không bị chèn đè lên nhau rất dễ chết.
- Dung dịch dinh dưỡng cho cây thủy sinh.
- Kéo, nước sạch, sỏi, bi, đá màu.
Trồng cây thủy sinh bằng cách rửa rễ
Lựa chọn cây cảnh trồng chậu khỏe mạnh, dáng đẹp. Lấy cây ra khỏi chậu, dùng nước rửa sạch bùn đất hoặc giá thể bám ờ rễ.
Cắt tỉa rễ khô, rễ thối, cắt ngắn rễ dài. Đối với những loại cây có hệ rễ phát triển, thì cắt bớt từ 1/3 đến 1/2 rễ chùm. Việc cắt tỉa rễ có lợi cho sự tái sinh của hệ rễ, làm cho rễ mọc sớm hơn, từ đó thúc đẩy việc hấp thụ dinh dưỡng của cây. Nếu cây mọc thành khóm, hơn nữa khóm quá lớn, thì có thể tách thành 2 ~ 3 khóm nhỏ.
Sau khi cắt tỉa rễ xong, trước tiên ngâm rễ vào trong dung dịch kali pemanganat 0.05% ~ 0.1 % khoảng 30 phút, rồi mới cho cây vào bình thủy tinh. Dùng những viên đá, sỏi đã được rửa sạch đắp xung quanh để giữ cố định rễ cây. Sau đó, đổ nước hoặc dung dịch dinh dưỡng vào bình. Một cách khác để giữ cố định rễ cây là vuốt cho rễ bung ra, sau đó cắm vào các mắt lưới sau đó cho vào bình, lưu ý, phải làm nhẹ để tránh tổn hại rễ.
Đổ nước máy vào trong bình với lượng nước ngập 1/2 đến 2/3 rễ, để cho phần trên của rễ nằm ngoài không khí. Tuần thứ nhất, mỗi ngày thay nước 1 lần. Đối với những cây mới thay chậu sau đó trồng ngay vào trong nước, thì lại cần phải chăm thay nước vì hệ rễ có nhiều vết thương. Đặc biệt là khi nhiệt độ cao, hàm lượng oxy trong nước giảm, cây hô hấp nhiều, lượng oxy tiêu hao nhiều, thì càng phải chăm thay nước, mỗi ngày đều phải thay nước. Cho đến khi cây mọc những chiếc rễ mới màu trắng ở trong nước, thì mới giảm dần số lần thay nước.
Khi cây đã mọc rễ mới ở trong nước, chứng tỏ cây đã thích nghi với môi trường nuôi trồng bằng nước. Lúc đó, có thể sử dụng dung dịch dinh dưỡng để chăm sóc cây.
Khi chuyển cây từ trồng trong đất thành trồng trong nước, do giá thể thay dổi, nên lúc đầu rễ cây chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường sống mới. Có một số cây chỉ có một số lượng rất ít rễ già là sống được, còn lại đều khô héo và thối. Sau một thời gian, cây dần dần thích nghi với môi trường sống mới, ở phần gốc cây mọc ra những rễ mới, rễ chính cũng mọc những rễ bén. Chẳng hạn, cây ngũ gia bì chân chim có hiện tượng này. Trong khi đó, cũng có một số loại cây cảnh, sau khi thay đổi điều kiện trồng trọt, thì chỉ có một số lượng rất ít rễ bị khô héo, phần lớn rễ đều thích nghi với môi trường sống trong nước, đồng thời mọc ra những chiếc rễ thủy sinh khỏe mạnh. Chảng hạn như vạn niên thanh, trúc phú quý, cây dây nhện,.. là những loại cây có khả năng thích ứng tốt với môi trường nước.
Trồng cây thủy sinh bằng cách giâm cành vào trong nước
Giâm cành vào trong nước là một trong những kỹ thuật trồng cây cảnh vào trong nước thường được sử dụng vì tính đơn giản và khả năng thành công cao. Lợi dụng khả năng tái sinh của thực vật, chặt một phần cành cây, hoặc nhánh trên cây mẹ rồi giâm vào trong nước. Cành sẽ mọc rễ, đầm chồi, để hình thành nên một cây mới.
Lựa chọn cây sinh trưởng khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Chọn cành khỏe mạnh, dùng dao cắt ở vị trí sát thân, cách thân khoảng 0.3 ~ 0.5 cm. Vì ở vị trí này cành cây già nhất, tránh được tình trạng nhiễm trùng cho cành giâm lẫn thân chính. Khi cắt cành thì vết cắt cần phải thật gọn, tránh bị dập.
Trước khi giâm cành vào trong nước, cần phải rửa sạch vết cắt. Ngắt bỏ hết lá ở phía dưới, sau đó nhanh chóng giâm cành vào trong nước, để ngăn ngừa việc mất nước ảnh hưởng đến khả năng sống của cành giâm.
Khi cắt cành có rễ khí sinh, thì cần phải bảo vệ tốt rễ khí sinh, đồng thời cũng giâm chúng vào trong nước. Rễ khí sinh có thể chuyển hóa thành rễ dinh dưỡng, đồng thời có tác dụng giữ cho cây đứng thẳng.
Khi cắt cành của loại cây mọng nước, thì cần phải để cành giâm ở nơi râm mát thoáng gió khoảng 2 – 3 ngày, đợi cho vết cắt khô lại.
Đổ nước vào trong bình, sao cho mực nước ngập 1/3 đến 1/2 chiều dài cành. Để giữ cho nước luôn sạch sẽ và nâng cao hàm lượng oxy hòa tan trong nước thì cứ khoảng 3-5 ngày nên thay nước một lần. Đồng thời cũng nên rửa cành và bình chứa.
Sau khoảng 30 ngày, phần lớn cành giâm đều có thể mọc rễ mới. Khi rễ dài khoảng 5 – 10 cm, có thể dùng dung dịch dinh dưỡng nồng độ thấp để nuôi.
Phương pháp giâm cành vào nước mặc dù thao tác đơn giản, tỷ lệ sống cao, nhưng đôi lúc cũng xảy ra hiện tượng vết cắt của cành nhiễm vi sinh vật từ đó bị thối nhũn. Lúc đó, nên cắt bỏ phần thối nhũn của cành giâm.
Ngâm cành vào dung dịch kali pemanganat 0.05% ~ 0.1%, sau đó dùng nước sạch để rửa, rồi tiếp tục giâm cành vào trong nước sạch.
Một số lưu ý khi trồng cây cảnh thủy sinh
Cây cảnh thủy sinh rất dễ phát triển, sinh trưởng nhanh và để cây sống lâu cũng như đẹp nhất có thể, bạn hãy lắm rõ các kiến thức sau:
- Bạn nên chọn bình thủy tinh có kích cỡ phù hợp với cây thủy sinh. Khi trồng, bạn phải trừ một khoảng trống giữa gốc cây và phần lá để tránh ngập úng gây ô nhiễm nguồn nước trong bình.
- Trường hợp cây thủy sinh bị vàng hay rụng lá có thể do cây đang ở nơi thiếu ánh sáng. Hãy thường xuyên cho cây ra hấp thụ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm hoặc chiều tàn muộn, thời gian khoảng tầm 2 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp, trao đổi chất tốt nhất.
- Bạn nên thay nước dinh dưỡng cho cây 1 lần / tháng hoặc với các trường hợp mặt nước xuất hiện váng thì bạn cũng nên thay nước cho cây luôn. Đặc biệt chú ý “Nếu bạn sử dụng nước máy thì hãy để nước bên ngoài khoảng 24h để nước bay bớt đi Clo” như thế cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn.
Cách chăm sóc cây thủy sinh để bàn
Trong cách chăm cây thủy sinh bao gồm 4 điều được liệt kê dưới đây.
- Thay nước: Nên thay nước cho cây bằng nước sạch để cây không bị nhiễm chất độc hại. Khi thời tiết hanh khô khoảng 3-5 ngày nên thay nước 1 lần. Những ngày mát mẻ độ ẩm cao chỉ nên thay nước 7-10 ngày/lần. Nhớ thay đều đặn.
- Bón phân: Sau khi cây và chậu đã được vệ sinh sạch sẽ thêm lượng nước pha Trimix chuyên cây cảnh. Cây sẽ mau lớn theo nồng độ phù hợp vừa đủ ngập cổ rễ cây. Có thể dùng phân bón lá đầu trâu 501 phun bổ sung trên lá cây.
- Cắt tỉa cây: Thường xuyên ngắt bỏ lá vàng lá dập. Vệ sinh chậu thủy tinh sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong chậu.
- Ánh sáng: Nếu không có ánh sáng trực tiếp thì nên đem cây phơi nắng từ sáng sớm. Để cây phát triển sau khi thay nước cho cây. Không nên để cây dưới máy lạnh quá lâu.
*Lưu ý: mỗi một yếu tố trên còn phụ thuộc vào loại cây thủy sinh bạn đang trồng. Vì thế trước khi trồng và mua cây bạn nên tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại cây.
Trên đây là một trong những kiến thức cơ bản về cách trồng cây cảnh thủy sinh để bàn. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thể thực hành và áp dụng ngay tại nhà để có một chậu cây cảnh thủy sinh để bàn ưng ý nhất.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...