Cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp khá đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí vì thế đang được nhiều người áp dụng. Vậy cụ thể cách làm như thế nào? Và làm sao để chăm sóc hồ khỏe mạnh?
Chuẩn bị làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp
Để làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp điều đầu tiên chính là nguyên vật liệu và dụng cụ để thực hiện. Cụ thể bạn cần chuẩn bị:
- Chọn mua 2 thùng xốp có cùng kiểu dáng, kích cỡ và quan trọng là phải sạch sẽ.
- Thước, bút : Để kẻ đường khoét giữa 2 thùng.
- Dao dọc giấy: Khoét, tỉa, gọt. Nên dùng bản dao to để lưỡi dao không bị cong khi khoét.
- Súng silicon: Để gắn 2 thùng lại với nhau. Nên mua loại tốt vì giá loại silicon thường và tốt chênh nhau không nhiều.
- Băng dính: Để dán và cố định bể sau khi silicon đã khô mặt.
- Bay: Trát xi măng trong lòng bể.
- Xi măng: 4kg. Có thể mua nhiều hơn nếu muốn thiết kế mái hiên cho cá và khu vực trồng cây thủy sinh.
- Cát: để trộn với xi măng. Nếu chỉ có trát xi măng thì bể sẽ bị khô và dễ nứt bể.
- Xô hoặc chậu hoặc bạt to… để trộn xi măng cát.
- Đồ trang trí: sỏi, đá, tượng hoặc bất cứ thứ gì mà các bạn muốn cho vào bể.
Hướng dẫn chi tiết cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp
Bước 1
- Lau lại 1 lượt cho sạch sẽ cả 2 thùng để đảm bảo silicon và băng dính sẽ bám chặt lấy mặt thùng.
- Đo và kẻ vị trí muốn khoét sao cho khớp.
- Sau khi khoét xong, dùng súng bắn silicon trát 2 mặt tiếp xúc giữa 2 thùng. trát nhiều 1 chút tránh trường hợp bị toác dẫn đến việc gỉ nước hoặc vỡ thùng, vì lượng nước khi đổ đầy sẽ lên khoảng hơn 100 lít nước.
- Đợi silicon khô mặt, lấy băng dính dán kín bề mặt (kể cả phần đáy). Việc này ngoài cố định được 2 thùng còn giúp việc vệ sinh sau này được dễ dàng hơn.
Bước 2
- Sau khi silicon khô và cố định bể bằng băng dính, cắt nắp thùng xốp để làm những chi tiết bên trong bể, xách xô vác xi đi trộn. Anh Trộn xi măng cát với tỉ lệ 1/4 (4 bay xi măng với 1 bay cát). Tiếp đó, đổ nước từ từ để không bị vón cục hoặc quá loãng.
- Đầu tiên phải trát xi măng kín lòng bể trước, rồi đến thành bể, rồi các chi tiết cần xây và lượng xi măng còn lại sẽ dồn hết vào đoạn nối giữa 2 bể (Đắp càng dày càng tốt, vì đoạn nối này là quan trọng nhất, nên đắp dày 3cm).
Lưu ý:
- Do xi măng rất ăn tay và làm ở diện tích nhỏ nên cần sử dụng găng tay nilon, y tế hoặc găng tay cao su…
- Khi việc trát hoàn thành, đặt bể tại nơi có nắng để bể khô nhanh hơn nhưng cũng không nên đặt bể chỗ có nắng quá nhiều sẽ làm xi măng bị khô và nứt. Để nguyên bể tại vị trí đó khoảng 1 ngày 1 đêm.
- Khi thấy bể đã khô, xả nước dần dần vào bể. Lần đầu nên xả khoảng 1/3 bể để kiểm tra bể có bị nứt hay bị gỉ nước hay không. Sau 1 ngày không có hiện tượng bất thường thì tiếp tục xả nước lên 2/3 bể rồi tiếp tục chờ thêm 1 ngày. Nếu vẫn không nứt thì xả đầy bể và chờ thêm 2 – 3 ngày nữa. Ngâm đầy bể nước từ 2 – 3 ngày ngoài việc giúp chúng ta biết chắc chắn mình đã thành công, thì cũng là thời gian để những chất độc của xi măng được đào thải ra ngoài.
- Ngâm bể xong thì lượng nước đó nên đổ hết. Sau đó dùng nước sạch tráng và cọ lại lần cuối.
Bước 3
- Do là bể ngoài trời và không dùng máy lọc nước nên chủ yếu trồng các loại cây thủy sinh có tác dụng lọc nước và có tán rộng để che nắng cho cá như lưỡi mèo, lưỡi mác, rong đuôi chó, rong la hán, thủy trúc, sen tròn…
- Nếu các bạn thích cây phát triển mạnh hơn trong bể thì có thể dải 1 lớp đất nền (đất vi sinh) rồi trồng cây. Nếu không thì dải đất bình thường nhưng cần có thời gian thì đất mới lắng xuống đáy và trong veo (thường từ 7 – 10 ngày). Nếu không thích đất có thể thả luôn cây vào bể vì cây ngoài chợ người ta bán là kèm luôn cái lọ con con rồi, về chỉ việc thả vào thôi.
- Dải 1 lớp sỏi nhỏ để chất thải của cá lắng xuống giúp nước luôn được trong.
- Thêm vào bể 2 cục xỉ than để hỗ trợ lọc nước. Xỉ than nên ngâm bên ngoài từ 2 – 3 ngày trước khi thả vào bể.
- Có thể thả ít vỏ ốc, ếch, rùa vào bể để tăng phần sinh động.
Một số lưu ý cho hồ thủy sinh bằng thùng xốp ngoài trời
- Set up hệ thống lọc tự nhiên cho hồ: Bạn có thể dùng men vi sinh, sứ lọc, đá nham thạch, … sẽ cung cấp chỗ ở cho các vi sinh vật và các vi sinh vật sẽ đảm nhiệm vai trò phân hủy chất hữu cơ trong nước, giúp nước trong bể cá luôn sạch. Việc tạo hệ thống lọc tự nhiên vô cùng quan trọng vì hồ cá ngoài trời không có hệ thống lọc nước nhân tạo.
- Về phần phân nền bạn có thể chọn phân nền công nghiệp hoặc đất vườn. Ưu điểm của phân nền công nghiệp là tiện lợi, rẻ, không tan nên không làm bẩn nước. Còn nếu bạn dùng đất vườn thì có thể hạn chế việc làm bẩn nước bằng cách rải 1 lớp sỏi hoặc đá nham thạch phía trên gốc cây.
- Lựa chọn cây thủy sinh: Bạn nên trồng những cây thủy sinh có tốt độ tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn những loại cây cắt cắm giá mềm. Khi trồng cây cắt cắm cần lưu ý mật độ để tránh cây phát triển quá rậm khiến cây bị thiếu ánh sáng dẫn đến thối rửa và nên cắt tỉa định kỳ 1 – 2 lần/tuần.
- Về cá: lưu ý nên nuôi ít cá và cho cá ăn vừa phải và phải luôn chú ý đến vệ sinh trong bể cá vì thùng xốp không thể set up được hệ thống lọc nước. Nước bẩn sẽ ảnh hưởng đến cây thủy sinh và cả cá nửa.
- Thay nước 1 – 2 tuần/lần. Bạn có thể dùng bơm tay hút nước để thay nước tuy nhiên cần lưu ý chừa lại 1/2 lượng nước cũ rồi bổ sung nước mới để tránh việc cá bị sốc do thay đổi môi trường đột ngột. Song song với việc thay nước, bạn nên bổ sung thêm vi sinh.
Trên đây là chi tiết cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp ngoài trời, Ngoctangarden.com hy vọng đã có thể giúp gia đình bạn tự set up một hồ cá với chi phí thích hợp.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...