Tưới nhỏ giọt là hình thức mang đến lượng nước cho cây hiệu quả nhất cũng như mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân nên rất được ưa chuộng. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.
Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt
Hệ thống tưới nhỏ giọt là người bạn đồng hành rất đỗi quen thuộc đối với người nông dân, mang đến nhiều công năng tuyệt vời và giúp cải thiện chất lượng cây trồng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, những ưu điểm mà hệ thống tưới nhỏ giọt mang đến không phải ai cũng biết.
1. Tiết kiệm nước: Công nghệ tưới nhỏ giọt sẽ cung cấp nước trực tiếp quanh gốc cây thông qua các đầu tưới. Phần lớn lượng nước sử dụng sẽ được đất và cây hấp thụ, tiết kiệm lượng nước rất lớn so với cách tưới bằng vòi. Bên cạnh đó, cách tưới nhỏ giọt vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu nước để cho cây phát triển.
2. Tối thiểu hóa lượng phân bón cần dùng: Với hình thức tưới bằng thủ công như xưa nay, nước sẽ cuốn trôi lớp phân bón trên đất khi cây chưa kịp hấp thụ gây lãng phí một lượng rất lớn. Ngoài ra, đất cũng sẽ dễ dàng bị xói mòn bởi lưu lượng nước chảy nhiều với tốc độ mạnh trong một thời gian dài. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc canh tác của bạn.
Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ áp dụng cách tưới nhỏ giọt quanh gốc cây theo một lượng vừa đủ được đặt trước, không gây xói mòn hoặc cuốn trôi lớp phân bón trên đất. Cây trồng sẽ dễ dàng hấp thụ và năng suất mang đến cũng tăng lên rất nhiều.
3. Tiết kiệm thời gian và sức lao động: Thông thường mỗi lần tưới, lượng thời gian và công sức phải bỏ ra rất nhiều. Tuy nhiên kết quả thu được lại không cao. Khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ cần một vài thao tác nhỏ là bạn có thể tưới nước cho cây trồng theo đúng thời gian mà không cần phải mệt mỏi như trước đây nữa.
4. Tối thiểu hóa chi phí: Khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chi phí về phân bón, điện nước và nhân công sẽ được cắt giảm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, đáp ứng đầy đủ lượng nước mà cây trồng cần có để phát triển. Ngoài ra, chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cũng không quá đắt đỏ nhưng thời gian sử dụng lại lâu dài, có thể lên đến 8 – 10 năm. Mức chi phí được cắt giảm trong thời gian này quả là con số không hề nhỏ.
5. Tăng năng suất cây trồng: Hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp nước cho cây liên tục và đảm bảo được lượng nước mỗi lần tưới, không gây ngập úng hoặc thiếu nước. Từ đó, cây có thể nhận được lượng chất khoáng trong nước đầy đủ hơn cũng như hạn chế được rất nhiều dịch bệnh có thể xảy ra. Năng suất cây trồng cũng từ đó được cải thiện và ngày càng được nâng cao hơn.
4 cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản
1. Cách để Làm hệ thống tưới nhỏ giọt bằng chai nhựa
Bạn có thể tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà với các chai nhựa khá dễ dàng mà không tốn kém bao nhiêu, và tốt hơn cả là bạn đang giúp ích cho môi trường bằng việc tái chế các chai nhựa.
- Tìm một chai nhựa. Chai nhựa 2 lít là tốt nhất, nhưng bạn có thể dùng chai nhỏ hơn để tưới các cây nhỏ. Rửa kỹ chai nước và bóc nhãn chai.
- Đục 4-5 lỗ trên nắp chai. Tháo nắp chai và đặt lên một mảnh gỗ. Dùng máy khoan hoặc búa và đinh để đục vài lỗ trên nắp chai. Càng có nhiều lỗ trên nắp chai thì nước càng chảy nhanh. Đóng nắp chai lại khi đã đục lỗ xong. Tránh đục lỗ quá nhỏ để khỏi bị tắc vì đất lọt vào.
- Cắt rời đáy chai. Bạn có thể dùng dao răng cưa hoặc kéo sắc để cắt. Bạn cần cắt đi khoảng 2,5 cm đáy chai. Nếu chai nước ngọt có các đường rãnh xung quanh đáy chai, bạn có thể cắt theo đường rãnh đó.
- Đào một hốc trong đất. Hốc đất phải đủ sâu để bạn có thể chôn đến nửa chai. Đào hốc đất cách thân cây khoảng 10 -15 cm. Nếu đào đất sát cạnh một cây đã bén rễ, bạn nên cẩn thận kẻo cắt đứt rễ cây.
- Đặt chai vào hốc đất, phần nắp chai úp xuống. Bạn nhớ đóng nắp chai trở lại, sau đó lật ngược chiếc chai và đặt vào hốc đất. Nhẹ nhàng vỗ đất xung quanh chai. Bạn có thể chôn chiếc chai sâu hơn, nhưng phải đảm bảo chai nhô lên khỏi mặt đất tối thiểu là 2,5 cm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa đất rơi vào nước.
- Rót nước vào chai, lật ngược phần đáy đã cắt rời và đậy lại sao cho đáy chai nằm trên mặt nước để hứng sạn đất có thể rơi vào chai gây tắc. Sau đó bạn có thể giao cho hệ thống tưới tự động làm việc. Làm số lượng bình tưới đủ cho số cây bạn muốn tưới.
2. Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản cho nhiều cây trồng
Chỉ cần một bình nước 20 lít, vài ống tưới nhỏ giọt điều khiển thủ công, cộng một chút tỉ mỉ là bạn có thể tạo một hệ thống tưới nhỏ giọt cùng lúc cho nhiều cây trồng. Hệ thống giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cây trồng. Với khu vườn nhỏ tại nhà, bạn có thể dùng hệ thống này vì nó không mất nhiều chi tiết, thời gian thiết kế, cũng như bảo quản.
- Trước hết dùng que sắt đun nóng để đục lỗ trên thân bình chứa nước 20 lits. Số lượng lỗ trên bình tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn và số ống truyền bạn có. Dùng keo dán đầu ống chuyền sau khi gắn vào bình để tránh bị rò nước ra ngoài. Đầu ống chuyền còn lại dẫn vào các cây hoặc chậu trồng cây.
- Để bình chứa nước lên phía trên cao để tăng áp suất cho dòng chảy. Sau đó bạn chỉ cần đổ nước đầy bình là xong. Do dây chuyền có van điều chỉnh nên bạn có thể điều chỉnh lượng nước ra tùy theo nhu cầu của cây trồng. Nếu vườn của bạn có nhiều chậu cây, bạn có thể chia bình ra nhiều khu vực nhỏ để vườn thêm gọn gàng. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những khu vườn nhỏ trên sân thượng, những chậu cảnh mà bạn ít có thời gian chăm sóc.
*Lưu ý: Nếu có nhiều cây thì bạn làm 2 bình hoặc nhiều hơn nữa.
Phương pháp này thích hợp cho cây trồng trên sân thượng, ban công với quy mô nhỏ, nó mang tính “chữa cháy” khi bạn có việc đột xuất phải đi xa. Nếu vườn của bạn tương đối rộng hoặc bạn muốn bài bản và thẩm mỹ hơn thì nên theo phương pháp tiếp theo.
3. Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đóng mở thủ công quy mô lớn
- Đi đường ống pvc chạy dọc theo hàng cây, ống lớn nhỏ tùy vào số lượng cây cần tưới (trong hình này tôi sử dụng ống chính phi 21 với mục đích tưới cho 1000 cây và giảm chi phí đầu tư) khi chia cổng tưới ở mỗi cây thì cần giảm còn ống phi 16.
- Cắt bộ ống truyền dịch (y tế) chừa lại 2 phần (1 và 2)
- Gắn 2 phần lại với nhau để trở thành một đầu điều tiết dòng nước.
- Đầu điều tiết được kết nối với đầu ống nhựa pvc ở hình 1 bằng cách dán keo bên trong ở phần 1 của hình 2 để trở thành một đầu điều tiết nước tưới cây hoàn chỉnh.
- Sau đó mở van cho nước vào và điều chỉnh các đầu điều tiết để tưới thích hợp cho từng cây.
Trên đây là những cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản có thể thực hiện tại nhà với những công cụ có sẵn, vô cùng rẻ, bạn có thể làm thủ công. Nếu không có thời gian hoặc để tiện hơn bạn có thể tham khảo các bộ kit tưới nhỏ giọt hiện đang được bán sẵn trên thị trường.
Trường hợp bạn có khu vườn rất rộng, nhiều loại cây và muốn sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt thì cần tính toán cẩn thẩn, khi đó bạn cần đến chuyên gia để tính toán cách đi đường ống rõ ràng.
4. Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt phức tạp
Bước 1: Lập kế hoạch và phân chia đường nước
Đây là bước đầu tiên cần có để có thể xác định được đường ống cần bố trí thế nào và nhu cầu nước ở từng khu vực ra sao để sắp xếp cho hợp lý, phù hợp với cây trồng.
Ở bước này, bạn cần tính toán cho cẩn thận và chi tiết nhất để tiết kiệm phần lớn ống dẫn nước phát sinh ở những khu vực không cần thiết.
Bước 2: Thiết kế đường ống dẫn nước
Thông thường, cách bố trí đường ống theo hình xương cá sẽ mang lại nhiều hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều hơn. Ống chính có thể được bố trí chạy dọc theo chiều dài của vườn hoặc theo chu vi tùy thuộc vào địa hình mà sẽ chọn vị trí sao cho phù hợp.
Bước 3: Phân chia khu vực tưới nhỏ giọt
Mỗi loại cây trồng sẽ cần lưu lượng nước khác nhau. Do đó, bạn sẽ cần các van điện điều khiển để có thể dễ dàng kiểm soát cũng như bảo quản từng khu vực tưới theo lưu lượng nước khác nhau.
Bước 4: Chọn tốc độ dòng chảy và khoảng cách nhỏ giọt phù hợp
Tùy theo địa hình mà bạn có thể lựa chọn các đầu nhỏ giọt sao cho thích hợp.
- Đất cát: lưu lượng thích hợp khoảng 3,7 đến 7,5 lít/h , độ thấm khoảng 31cm.
- Đất mùn: 1,8 – 3,7 lít/h là lưu lượng thích hợp, độ thấm khoảng 46cm.
- Đất sét: lưu lượng phù hợp khoảng 1,8 lít/h do đất sét khá dày, khả năng hấp thụ nước sẽ kém hơn so với các địa hình khác, độ thấm ướt khoảng 53cm.
Bước 5: Lựa chọn đường ống
Hệ thống nhỏ giọt sẽ được bao gồm: ống chính, ống nhánh và ống con.
Thông thường, ống chính sẽ được lựa chọn là ống nhựa PVC vì chúng có độ khít cao hơn các loại khác. Ngoài ra, ống chính nên được chôn cách mặt đất tầm độ sâu 20cm để tránh các tác hại của ánh nắng mặt trời.
Ống nhánh và ống con cần được lựa chọn cũng như cân nhắc thật kỹ để chúng phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh các trường hợp chọn sai gây nên nhiều tác hại cho cây trồng hoặc gây lãng phí nước khi sử dụng không đúng công suất.
Bước 6: Tiến hành lắp đặt
Bạn có thể cài đặt chương trình tự động để hệ thống tưới nhỏ giọt được tự động hóa, giúp tiết kiệm thời gian nhưng quy trình và lịch hẹn tưới vẫn được đảm bảo diễn ra đúng giờ.
Không chỉ vậy, bạn có thể lắp đặt van giảm áp để điều chỉnh áp lực nước trong đường ống tưới.
Bước 7: Nghiệm thu kết quả
Sau khi hoàn tất các bước, bạn có thể tiến hành chạy thử để kiểm tra sai sót, sửa chữa cẩn thận trước khi tiến hành đưa vào sử dụng để đạt được kết quả cao nhất.
Hy vọng những cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn thiết kế được cách tưới nước cho cây tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Bài viết liên quan
Cỏ lá gừng – Sự lựa chọn phù hợp dành cho sân cỏ
Cỏ lá gừng hiện nay là một loại cỏ thường được dùng để trồng tạo...
【Hướng dẫn】Cách trộn xơ dừa với đất trồng rau, cây, hoa chi tiết
Xơ dừa là một hợp chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp thụ và...
Giải đáp: Những cây không có hoa – Những loại cây có hoa
Trong phần bài học có nội dung tìm hiểu về những cây không có hoa...
Nước vo gạo tưới cây – Loại nước thần kỳ bổ dưỡng, không tốn chi phí
Tận dụng nước vo gạo tưới cây là cách tốt để bổ sung dưỡng chất....
Top 6 đá trang trí sân vườn hot nhất hiện nay
Đá trang trí sân vườn mang lại nhiều lợi ích và thẩm mỹ hơn. Vì thế,...
3 cách làm tơi xốp đất hay 3 cách cải tạo đất trồng
Ngoài việc bón phân, tưới nước thì việc cải tạo đất trồng rau cũng là một yếu...