Cách gieo hạt mồng tơi và cách chăm sóc rau đơn giản

5/5 - (1 bình chọn)

Mồng tơi là loại rau được trồng phổ biến tại các làng quê, thậm chí ngay cả những gia đình trên thành phố. Bởi đặc tính dễ trồng, dễ chăm bón. Chỉ với một chút chi phí bỏ ra ban đầu, bạn và gia đình sẽ có rau mồng tơi ăn quanh năm, rất tiện lợi mà không phải đi mua thực phẩm ở đâu xa. Quan trọng nhất là rau trồng tại nhà bao giờ cũng đảm bảo an toàn, không lo bị nhiễm thuốc trừ sâu. Vậy cách gieo hạt mồng tơi và cách trồng, chăm sóc rau như thế nào?

cách gieo hạt mồng tơi
Hướng dẫn cách gieo hạt mồng tơi và các bước trồng cây

Trước khi trồng mồng tơi cần chuẩn bị gì?

Trước khi tìm hiểu cách trồng rau mồng tơi, bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu sau:

Chuẩn bị đất

Mồng tơi là loại rau thân leo có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất, chẳng hạn như đất thịt, đất pha cát, đất trồng lúa,… Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đất đó tơi xốp, thoát nước tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng. Độ PH của đất trồng rau mồng tơi yêu cầu là từ 6.5 – 6.8. 

Chuẩn bị giống mồng tơi

Mồng tơi chủ yếu được trồng từ hạt, bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng nông sản hoặc siêu thị lớn trên toàn quốc. Bạn nên chọn những địa chỉ mua hàng uy tín, chú ý hạn sử dụng của hạt giống để đảm bảo hạt giống nảy mầm đúng thời gian quy định.

giống mồng tơi

Bạn muốn rau mồng tơi phát triển tốt, nhanh và an toàn , bạn nên ngâm hạt giống rau mồng tơi vào nước ấm theo tỷ lệ 1:3 ( 1 nóng 3 lạnh ) trong quá trình ngâm bạn quan sát hạt rau mồng tơ nào không chìm xuống đây trong thời gian khoảng 15 phút bạn nên loại hạt rau mồng tơi đó ra , vì hạt rau mồng tơi đó không có chất lượng tốt . Bạn ngâm khoảng 10 đến 12 tiếng ( thấy hạt rau mồng tơi nức ra lồi mầm ra là đã thành công ) còn hạt nào chưa nảy mầm thì bạn có thể loại bỏ , hoặc có thể tận dụng lại được

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm vật liệu trồng, có thể thùng xốp hoặc chậu nhựa, bình tưới nước, phân bón,…

Hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi

Cách trồng cây mồng tơi không quá khó như bạn nghĩ, chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây, chỉ sau 1-2 tháng là bạn đã có thể thu hoạch được thành quả rồi:

Cách gieo hạt mồng tơi

Bạn nên làm ẩm đất trồng bằng cách tưới đều, sau đó tiến hành gieo hạt mồng tơi. Chú ý khoảng cách giữa các hạt là từ 3-4cm. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi và được chăm sóc đúng kỹ thuật, hạt giống sẽ nảy mầm sau khoảng 1 tuần gieo hạt.

cách gieo hạt mồng tơi
  • C1: cách gieo hạt mồng tơi bằng cách rải đều tay với mật độ 2cm đến 5 cm của từng hạt
  • C2: cách gieo hạt mồng tơi  theo hàng , bạn kẻ hàng , rồi rải theo hàng , với mật độ và khoảng cách giữa các hàng từ 2cm đến 5 cm .

Sau đó, lấp chấu, hoặc đất lại cao khoảng 1cm đến 3 cm , và tưới nước 1 lần hoặc hai lần vào thời gian mát ( Sáng, hoặc chiều )

*Lưu ý: Nếu muốn hạt giống nảy mầm nhanh hơn, trước khi gieo bạn có thể đem ngâm với nước ấm trong vòng 24 giờ.

Chăm sóc rau mồng tơi

Biết kỹ thuật trồng rau mồng tơi không thôi là chưa đủ, bạn cần học thêm cách chăm sóc để cây có thể phát triển khỏe mạnh và nhanh cho thu hoạch.

trồng mồng tơi

Bón phân

Rất may cho bạn là mồng tơi là loại rau không quá “khó chiều”, bạn không nhất thiết phải bón phân thường xuyên cho cây. Chỉ cần đảm bảo giá thể của bạn có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như tro trấu, phân trùn quế, xơ dừa,… là được.

Tưới nước

Tưới nước cho rau thường xuyên là công việc bắt buộc bạn phải học trong cách trồng mồng tơi. Như đã đề cập ở trên, rau mồng tơi rất ưa đất ẩm, nhưng đó là khi mà bạn trồng vào mùa hè nắng nóng. Còn nếu trồng vào mùa động thì bạn nên hạn chế tưới nước nhé!

Hỗ trợ cho sự phát triển của rau

Trường hợp trồng rau mồng tơi để phục vụ cho nhu cầu ăn uống thì bạn có thể để cho cây phát triển tự do, mọc dưới mặt đất. Nhưng nếu trồng với mục đích lấy hạt để trồng cho vụ sau thì tốt nhất bạn nên làm giàn cho cây phát triển thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên thường xuyên làm cỏ, chú ý sâu bệnh để có phương pháp phòng trừ tốt nhất.

Thu hoạch

Thời gian thu hoạch mồng tơi chính là lúc bạn quan sát thấy đám rau của mình lớn. Bạn không nên để lá mồng tơi phát triển quá to mới thu hoạch, bởi lúc này cây đã khá già rau, thưởng thức sẽ không còn ngon nữa.

thu hoạch mồng tơi

Bạn có thể thu hoạch bằng cách tỉa những cành non và lá, chừa lại phần gốc để cây tiếp tục phát triển nhé!

Trên đây là hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ thực hiện thành công!

Bài viết liên quan

Giới thiệu 4 mô hình trồng cây thủy sinh

Trong những năm gần đây, phương pháp trồng rau thủy canh được rất nhiều hộ...

Cây đậu rồng: đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh, danh...

2 cách trồng rau xà lách đơn giản tại nhà

Rau xà lách là loại rau thường được dùng để ăn sống hay các món...

3 cách làm giàn dưa chuột đơn giản, tại nhà

Dưa leo là số một trong những cây trồng phổ biến nhất được ưa chuộng...