Như chúng ta đã biết Cây thủy sinh là những loại thực vật rất ưu sống trong nước mà không cần dùng đến đất. Vì vậy sau đây Ngoctangarden.com sẽ giới thiệu cho các bạn các cách chăm sóc cây thủy sinh được tốt nhất.
Thay nước cho cây – Cách chăm sóc cây thủy sinh căn bản
Nước chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất của cây. Chính vì thế mà ít nhất 5 ngày chúng ta nên thay nước 1 lần.
Cách thay:
– Đổ sạch nước cũ ở trong bình
– Rửa sạch bình và rễ cây (đưa rễ cây vào vòi nước để rửa một cách nhẹ nhàng, không dùng vật nặng chà đạp gây tổn thương đến rễ cây). Việc này còn giúp cho cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn do các tế bào lông hút ở rễ cây được làm sạch, tạo được độ thoáng cho rễ cây.
– Sau đó đặt cây vào bình, đổ nước vào cho ngập toàn bộ rể cây (Lưu ý: Tránh nước vào các bẹ lá và để nước ngập bẹ lá gây ra hiện tượng thối lá và hỏng cây). Có thể pha với một it phân lân để tạo được độ dinh dưỡng cho cây. Nước để thay cho cây phải là nước sạch hoặc nước dung dịch.
– Chú ý: Không nên đổ trực tiếp dung dịch chưa được pha loãng lên rễ cây.
Ngoài ra, vệ sinh cây và lá thường xuyên cho cây cũng rất tốt cho cây. Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng bình phun sương xịt thường xuyên để làm mát cho cây hằng ngày.
Nếu bạn không sử dụng dung dịch nước cho cây thì cây vẫn sống được trong môi trường nước. Nhưng, bạn sẽ cần phải thay nước thường xuyên hơn để đảm bảo lượng khoáng chất trong nước mà cây hấp thụ. Nước là nước sạch không phèn, không vôi, không mặn, không clo, nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm hoặc mang ra phơi nắng cho clo bay hơi hết. Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.
2. Cắt tỉa cây thủy sinh
– Dùng kéo cắt hết những rễ có bị hư thối.
– Rửa lá cây nhẹ nhàng tránh làm rách dập và gãy lá cây, cắt tỉa những lá vàng úa.
– Khi cây phát tiển mạnh, cũng có thể dùng dao, kéo tỉa bớt cành con để cây phát triển cành to lại tạo được sự thẩm mỹ cây của bạn.
Vị trí đặt cây
Vị trí đặt cây cũng rất quan trọng đấy. Bạn nên đặt cây nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhất, tránh ánh sáng gay gắt trực tiếp, cũng như tránh mưa và gió lùa. Mỗi tuần bạn cho cây ra ngoài trời để hứng nắng trong vòng 2-3 giờ đồng hồ, khoáng từ 8-10 giờ sáng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản bạn cần nắm rõ về cách chăm sóc cây thủy sinh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các thông tin trên mạng hoặc tìm đến các địa chỉ, cửa hàng bán cây cảnh uy tín để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.
Bài viết liên quan
Trầu bà vàng: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc
Cây trầu bà vàng không chỉ nổi bật với vẻ đẹp xanh mướt dễ trồng...
Top các loại trầu bà được ưa chuộng nhất 2025
Cây trầu bà không chỉ là một lựa chọn tuyệt vời để làm đẹp không...
Cây Trầu bà đế vương: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc
Cây Trầu Bà Đế Vương không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp sang trọng mà...
Cây trầu bà thủy sinh: cách trồng và chăm sóc giúp cây xanh mướt quanh năm
Cây trầu bà không chỉ mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc mà còn là...
Trầu bà đế vương xanh: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây trầu bà đế vương xanh không chỉ khiến không gian thêm phần sinh động...
Trầu bà đế vương đỏ: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc
Là biểu tượng của quyền lực, may mắn và sức khỏe Trầu Bà Đế Vương...