Hướng dẫn cách chăm sóc cây sen đá giúp cây luôn xanh tốt

4.6/5 - (52 bình chọn)

Khi trồng những cây sen đá người ta đều mong muốn cây cảnh mình trồng phát triển tốt nhất. Đây không còn đơn thuần là công việc bắt buộc phải làm đối với bất cứ ai khi có ý định chơi cảnh nữa, mà dường như nó đã trở thành một thú vui cực kỳ tao nhã được nhiều người áp dụng. Không những giúp cây cảnh phát triển tuyệt vời mà nó còn là biện pháp hữu hiệu để bình ổn tâm trạng sau những giờ làm việc căng thẳng. Có thể nói trồng sen đá vô cùng đơn giản mà cách chăm sóc cây sen đá cũng không hề khó khăn nên người ta hay nói vui với nhau rằng “nuôi sen đá” là vì lý do này đó.

cách chăm sóc cây sen đá
Cách chăm sóc cây sen đá

Không chỉ là ột loại cây cảnh đẹp, dùng để trang trí được nhiều người ưa thích thì đây còn là món quà tuyệt vời dành tặng cho người thân và bạn bè.

Cách chăm sóc cây sen đá giúp cây luôn xanh tốt

Đất trồng (yếu tố quan trọng đầu tiên)

Đối với bất cứ loại cây trồng nào cũng vậy đất trồng đều là yếu tố quyết định phần lớn đến việc cây có phát triển tốt hay không. Đương nhiên cây sen đá cũng không ngoại lệ. 

cách chăm sóc cây sen đá
Cách chăm sóc cây sen đá

Cây sen đá không thích hợp ở những nơi ẩm ướt, hay đất thoát nước kém, chính vì thế đất trồng cho sen đá cần đảm bảo yếu tố thoát nước tốt, khô ráo để tránh tình trạng cây bị thối rễ. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì đất trồng sen đá tốt nhất là nên trộn tro trấu cùng với phân bò theo tỉ lệ 50: 50. Ngoài ra để tăng độ mùn cũng như độ thoát nước cho đất thì bạn có thể trộn thêm đất pha cát hoặc tro trấu hoặc chút phân ủ đã hoai mục là được.

Nếu muốn đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thoát nước thì bạn dùng sỏi, đất cát cùng với chút phân trộn đều với nhau là được. Miễn sao hỗn hợp đất bạn trộn ra phải đảm bảo yếu tốt thoát nước tốt là được để cây không bị chết úng.

Nhiều người cũng tự tìm cho mình công thức làm đất trộn trồng sen đá khác cũng mang lại hiệu quả cao. Đó là dùng đất cát, tro trộn với phân bò hoai mục, phân dynamic và chút xỉ than. Công thức này được nhiều người áp dụng và cũng được khen ngợi nhiều.

Có một vài loại sen đá có khả năng chịu được úng nên bạn hoàn toàn có thể trồng nó ngoài trời. Tuy nhiên trồng ngoài trời thì rất dễ gặp mưa và gây ra hiện tượng rụng lá, úng rễ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chính vì thế mà tốt nhất bạn nên trồng cây ở những nơi có đủ năng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố tránh mưa tốt ví dụ như ban công hoặc sau cửa kính đều được.

Chế độ nước tưới

Bạn nên chọn thời điểm mát mẻ trong ngày để tưới nước cho cây và chỉ nên tưới vào gốc, thích hợp nhất là vào buổi sáng. Những ai chăm sóc sen đá thì đừng quá lo lắng rằng chúng sẽ bị “khát nước” vì sen đá là loài ưa khô, nóng. Thật sự nó chỉ cần một tuần tưới 1- 2 lần là đã có thể tươi tốt và khỏe đẹp rồi!

cách chăm sóc cây sen đá
Cách chăm sóc cây sen đá

Tuy nói rằng sen đá cần rất ít nước, nhưng không có nghĩa là khi tưới chúng ta chỉ nhỏ vài giọt hoặc rất ít nước. Ít ở đây là số lần mà chúng ta tiến hành tưới cây. Mỗi lần, bạn nên tưới nước khắp hết cả đất trong chậu để cây có đủ độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển, nếu không cây sẽ chậm lớn (do rễ bị chết dần).

Việc tưới nước sẽ tốt nhất khi đất đã khô hẳn. Lúc này việc tưới nước sẽ giúp kích thích rễ cây phát triển rất tốt. Khoảng 3 – 4 ngày bạn nên tưới nước 1 lần, việc này cũng có thể thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm. Tuy nhiên, cũng không nên để sen đá quá thiếu nước, cây sen đá sẽ bị vàng và rụng lá. Lâu ngày, các lá cây sẽ mềm và rủ xuống, thiếu sức sống, các lá mới cũng sẽ bị ngắn và bộ lá của cây sẽ xấu đi. Lâu hơn nữa, sen đá có thể bị chết.

Lưu ý nhỏ là đừng để lá cây dính nước sẽ dễ gây úng lá và khiến cây bị chết. Tuy nhiên, các dòng sen thơm hay sedum vẫn có thể tưới lên lá bình thường. Nếu sen đá của bạn không được tưới nước lên lá mà bạn lỡ tay thì có thể dùng quạt gió để thổi cho nước rơi ra.

Thông thường, mọi người sẽ dùng vòi phun hoặc cốc hoặc bình đổ nước vào chậu cây. Tuy nhiên cách này rất dễ khiến lá sen đá bị dính nước. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 khay, chậu đựng nước và nhớ là mực nước phải thấp hơn thành chậu. Sau đó đặt chậu sen đá vào, nước sẽ theo các lỗ dưới chậu thấm vào đất. Sau khoảng 15 phút, bạn nhấc chậu ra, lúc này đất đã có đủ ẩm cần thiết để nuôi dưỡng cây. Có thể sử dụng loại nước có độ pH từ 5.5 – 7 để tưới cho sen đá như nước máy hay nước mưa.

Điều kiện ánh sáng ảnh hưởng lớn đến sen đá

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tốt nhất bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, không quá râm cũng không quá gắt để cây đủ ánh sáng quang hợp mà không bị cháy lá. Nếu nơi trồng cây quá ít ánh sáng thì thân và lá cây xốp và rất dễ bị rụng lá, héo cây.

cách chăm sóc cây sen đá
Cách chăm sóc cây sen đá

Biểu hiện cây thiếu ánh sáng

  • Sen đất xanh: lá mới thưa và nhỏ, lá ở giữa hoa nhạt màu
  • Sen ngọcmóng rồng: lá mới nhạt màu, ốm
  • Sen hoa hồng trắng, sen đá viền đỏ: cây cao, lá mới nhỏ, thưa, nhạt màu, mất viền (viền đỏ).
  • Sen ống điếu: lá yếu, nhạt màu, ít ra lá mới

Còn nếu như bạn trồng cây sen đá trong nhà, thì cách tốt nhất để duy trì độ xanh cho cây chính là mỗi lần nên phơi nắng cho nó từ 4 đến 5 tiếng vào lúc sáng sớm khi ánh nắng còn dịu nhẹ. Tuần nên đem phơi vài ba lần để cây có đủ ánh sáng quang hợp. 

Nếu bạn trồng cây ở nơi có ánh nắng mạnh như ngoài trời thì cần đảm bảo ánh nắng không chiếu trực tiếp vào cây và nên sử dụng mái che bớt 30% ánh sáng. Nên che mái khi ánh nắng quá mạnh như trưa hay đầu giờ chiều, còn buổi sáng và chiều mát thì mở lưới che để cây phơi nắng.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình phơi nắng cho sen đá

  • Cây sen đá không chỉ gặp hiện tượng thiếu nắng mà kể cả khi thừa nắng cây cũng có những dấu hiệu bạn hoàn toàn phát hiện được. Cần quan sát cây để phát hiện kịp thời và điều chỉnh để giúp cây phát triển tốt hơn. Khi cây có những biểu hiện như lá bỗng ngả vàng và bắt đầu rụng, tần suất rụng nhiều để giảm tối đa sự thoát nước qua lá cây. Lúc này cần nghĩ ngay đến việc cây bị thừa nắng. 
  • Dù là thiếu nắng hay thừa nắng thì nó cũng ảnh hưởng đến việc sinh trưởng phát triển và thẩm mỹ của cây. Ở một số trường hợp cây bị thiếu nắng nặng thì còn gây ra hiện tượng cây dễ bị úng mỗi khi tưới nước.
  • Khi cây đã được phơi nắng đủ bạn không nên mang cây ngay vào chỗ thường trồng mà nên để cây ở nơi có ánh sáng nhẹ để cây tự điều chỉnh lại. Có thể để ở nơi có mái che để nó từ từ nhận được ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ của mặt trời. Nếu đưa luôn vào những nơi có điều hòa hay không khí lạnh thì cây bị sốc nhiệt và rất dễ bị rụng lá. 
  • Không nên để cây trồng chỉ xoay 1 hướng mà khoảng vài ngày bạn đem cây xoay 180 độ để các mặt của tán cây đều nhận được ánh sáng. 

Bổ sung dinh dưỡng cho cây

Sen đá là cây dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều về chất dinh dưỡng nên nhiều người lầm tưởng không cần bổ sung dưỡng chất cho cây thì cây vẫn phát triển tốt. Nhưng thực tế chắc chắn không phải rồi. Muốn cây phát triển tốt lại cho dáng đẹp, ít sâu bệnh thì bạn cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

cách chăm sóc cây sen đá

Có nhiều cách để bổ sung dưỡng chất cho cây ví dụ như sử dụng các loại phân tan chậm hay phân bón dạng lỏng rồi tưới cho cây. Nếu dùng phân bón dạng lỏng thì nên pha loãng khoảng 2 đến 3 lần so với liều lượng trên bao bì. Thì điểm tốt nhất để bón phân cho cây là vào mùa xuân. 

Một điều bạn cần chú ý đó là thông thường sen đá hay bị thiếu chất hơn là thừa chất, nên nếu không chắc lượng phân mình tưới có thích hợp không thì bạn cũng có thể dùng cách thay chậu cho cây thay vì bón phân cũng được nhé!

Lưu ý khi thay chậu cho sen đá

Như đã nói nếu không muốn bón phân thì bạn cũng có thể thay chậu cho cây là cách giúp cây sinh trưởng tốt. Vì khi thay chậu bạn cũng thay luôn cả đất trồng mới có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho cây. Thời điểm thay chậu lý tưởng thường là vào mùa xuân hoặc đầu hè, lúc này thời tiết còn mát, không ảnh hưởng nhiều đến việc các rễ cây bị tổn thương do thay chậu.

cách chăm sóc cây sen đá

Khi thay chậu cần chắc chắn đất trong chậu đã khô hoàn toàn, sau đó nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi chậu cũ để hạn chế tình trạng rễ cây bị tổn thương do thay đổi môi trường sống. Trước khi thay chậu bạn nên ngừng tưới nước trước cho cây vài ngày để đất khô cũng như các rễ không bám quá chắc vào thành chậu. Lúc thay chậu cũng cần nhấc cây nhẹ tay và hơi xoay nhẹ để rễ bung ra. Không được nhổ trực tiếp lên vì sẽ làm cây tổn thương rễ nặng nề.

Bạn nên kiểm tra tình trạng của rễ cây để có biện pháp xử lý cây thích hợp. Nếu cây ra ra rễ non rồi thì rất tốt. Lúc này cắt bỏ các rễ thối, hỏng hay rễ già, sau đó gạt bớt đất trồng cũ rồi đặt cây vào chậu có đất trồng mới và tiến hành trồng cây lại như ban đầu. 

Vì khi mới chuyển sang mới trường mới cây vẫn chưa quen nên bạn cứ để cây ở nơi mát mẻ và không tưới nước cho cây để tránh cây bị thối rễ. Sau khoảng 1 tuần thì bạn có thể tùy tình hình tưới nước cho cây.

Muốn đảm bảo tốt hơn thì sau khi cắt tỉa rễ bạn cũng có thể để cây dần thích nghi, các vết thương được liền miệng  trong vòng 1 đến 2 ngày rồi mới đem trồng vào đất mới cũng được. 

Hy vọng cách chăm sóc cây sen đá vừa được chia sẻ sẽ giúp bạn có được chậu sen đá luôn xanh tốt giúp không gian không chỉ luôn xinh tươi mà còn giúp không khí trong lành, mang đến nhiều tác dụng tốt cho tinh thần và sức khỏe cho người trồng.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...