Cây lưỡi hổ được biết đến là loại cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt; có thể loại bỏ các khí độc đặc biệt là các loại khí gây ưng thư. Bên cạnh đó, lưỡi hổ theo quan niệm dân gian là loài cây có khả năng xua đuổi tà ma mang đến những điều may mắn. Được biết, cách trồng và cách chăm sóc cây lưỡi hổ dễ thực hiện nên được nhiều người yêu thích, lựa chọn làm cây cảnh trang trí trong nhà, trong công ty, trên bàn làm việc, …
Đặc điểm chung của cây Lưỡi Hổ
Cây lưỡi hổ hay còn có tên khác là cây vằn hổ. Lá cây có hình dạng dài nhọn. Có màu anh, đốm trắng, viền vàng hai bên lá. Một bụi sẽ có nhiều lá, vì hình dạng giống như lưỡi hổ nên dân gian đặt theo tên gọi đó. Cây có nhiều loại và kích thước khác nhau. Cây hổ vằn rất dễ trồng, không tốn nhiều công sức để chăm sóc.
Cây lưỡi hổ có lá rất dày, mọng nước. Lá cây rất vững chắc và cứng cáp. Mỗi lá có chiều dài từ 15-20 cm rộng khoảng 3-4 cm, mặt lá nhẵn. Cây lưỡi hổ gần như không có thân mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ. Lá mọc từ gốc thẳng đứng lên trời.
Cây lưỡi hổ để bàn thường được trồng trong các chậu composite hoặc chậu Fiber có kích thước nhỏ. Cây để bàn làm việc nên thường chỉ có chiều cao trung bình khoảng 30cm, phát triển chậm, sống quanh năm và nhu cầu nước trung bình.
Tác dụng và ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Ý nghĩa: Cây lưỡi hổ được nghiên cứu và phát hiện đầu tiên là cây có khả năng làm sạch không khí, theo như công bố của Nasa thì cây lưỡi hổ là cây có nhiều tác dụng mạnh trong việc làm sạch không khí, giảm ô nhiễm, theo như nghiên cứu của Nasa thì cây lưỡi hổ hấp thụ độc tố gây ung thư như các chất nitrogen oxide và formaldehyde.
Mặt khác cây lưỡi Hổ khi trao đổi chất thì sử dụng crassulacean cây hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Do vậy là cây phù hợp để ở phòng khách, phòng làm việc và làm cây nội thất.
Cây lưỡi hổ là cây dễ trồng và dễ chăm sóc có thể được trồng làm cây nội thất trong nhà, có thể được trồng ở nhiều nơi như ban công, phòng khách, phòng làm việc hoặc các khu vực đông người.
Cây lưỡi hổ còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, tượng trưng cho máy mắn, bình an. Nên nó còn được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, thay cho lời chúc thành công, tài lộc cho họ. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng thanh lọc, điều hòa không khí, hấp thu những chất độc hại có trong không trí, mang đến cho con người một không gian trong lành, sạch sẽ. Loại cây lưỡi hổ cũng khá dễ trồng nên đừng bỏ qua một xanh tươi, mang ý nghĩa viên mãn, may mắn cho nhà bạn nhé.
Cách trồng cây lưỡi hổ
Chúng có lá mọng nước nên khả năng chịu khô hạn tốt, đồng thời không kén đất trồng. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất cần chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
Bạn có thể trồng lưỡi hổ trong đất hoặc trong chậu tùy vào mục đích muốn sử dụng, nếu muốn trồng cây trong chậu, lưu ý nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây con. Đất trước khi trồng nên tiến hành trộn đất với xơ dưa, mùn trấu, vỏ thông, rơm mục, và phân chuồng ủ mục, sau đó đem ủ trong khoảng 1 – 2 tuần. Ngoài ra, lưỡi hổ cũng có thể phát triển tốt khi trồng thủy sinh.
Có 2 cách trồng cây lưỡi hổ thông dụng nhất hiện này là: tách bụi và giâm lá. Nhưng trước khi tiến hành cần lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, ít sâu bệnh để cây con phát triển tốt.
- Tách bụi: Cây lưỡi hổ có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Chỉ sau từ một đến hai tháng từ một cây mẹ sẽ mọc lan thêm nhiều cây con. Vào thời điểm này, tiến hành tách các cây con thành một cây mới riêng lẻ. Cách trồng này rất hiệu quả đặc biệt đối với trồng cây lưỡi hổ tại nhà.
- Giâm lá: Với cách trồng cây lưỡi hổ này đòi hỏi kỹ thuật trồng và sự tỉ mỉ khi thực hiện. Sau khi lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, cần chọn lá to khỏe không quá già hoặc quá non, màu sắc đẹp, cắt ngang sát gốc. Lưu ý dụng cụ cắt phải bén. Cắt lá thành từng khúc dài khoảng 5cm và để một thời gian cho lát cắt héo mặt, khô. Sau đó chôn 1/2 độ sâu vào đất. Đặt chậu ở nơi có nắng, không tưới quá nhiều nước và chờ lá ra rễ, nên thực hiện từ mùa xuân đến cuối mùa hè.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ chi tiết
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ cũng đơn giản. Khi chăm sóc cây lưỡi hổ cần quan tâm đến các yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước tưới, phân bón và thời gian thay chậu.
Những vấn đề cơ bản cần lưu ý
- Nhiệt độ: Cây Lưỡi Hổ chuộng sống ở nơi có khí hậu ôn hòa. Từ 18-30 độ C là nhiệt độ rất tốt giúp cây phát triển xanh tốt và khỏe mạnh. Cây rất sợ thời tiết rét lạnh, nếu nhiệt độ thấp hơn 13 độ C sẽ khiến cây phát triển chậm hoặc tệ hơn là chết đi. Do đó, khi quyết định chọn trồng cây lưỡi hổ bạn hãy quan tâm đến vấn đề nhiệt độ trước tiên nhé!
- Ánh sáng: Cây Lưỡi Hổ sống tốt ở những nơi ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà như cửa sổ, ban công,…. Nên kết hợp sử dụng màn mỏng để giảm cường độ ánh sáng trong ngày. Và nên xoay chậu ¼ góc hàng tuần để cây tiếp xúc đều với ánh sáng. Những nơi có bóng râm sẽ không tốt cho sự phát triển của cây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đặt nơi trong phòng thiếu sáng thì cách 5-10 ngày hãy đem cây ra phơi nắng một lần.
- Nước tưới: Lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt nhưng không vì vậy mà để đất quá khô; kiểm tra độ ẩm trước khi tưới không nên tưới quá nhiều nước một lúc, thường 1 tuần 1 đến 2 lần tùy vào thời tiết. Vào mùa mua thời thiết lạnh chỉ cần tưới 1 tháng 1 lần. Khi tưới hãy tưới từ dưới chậu trước rồi từ từ dâng lên cao. Nước có thể phun dạng sương hoặc khi đất khô thì tưới đẫm đất là được (nhưng đừng quá nhiều).
- Bón phân: Cây không cần dùng quá nhiều phân bón. Chỉ nên bón phân một tháng 1 lần bằng phân bón giàu postasse. Bạn cũng có thể dùng phân chuồng hoặc phân khoáng sẽ tốt hơn. Tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Sâu bệnh: Khi cây không được đủ dinh dưỡng và ánh sáng. Sẽ gây ra hiện tượng nấm mốc, cháy đốm lá gây nên sâu bệnh. Khi cây Lưỡi Hổ xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên đưa cây ra ngoài ánh sáng. Và lau sạch lá cho cây để tránh nấm bệnh. Bên cạnh đó nên bón phân đầy đủ, cây sẽ tự hồi phục và có sức đề kháng tốt hơn.
- Thay chậu: là cách chăm sóc cây lưỡi hổ cần được áp dụng thường xuyên vào mùa xuân và tiến hành tách cây khi rễ đã đầy chậu.
Một số bệnh thường gặp cần biết
- Dư nước: cây sẽ bị thối gốc, xuất hiện đốm nâu trên lá.
- Nhiệt độ thấp: lá bị mềm và thâm đen.
- Ánh mắt trực tiếp chiếu vào hoặc chiếu qua cửa kính: lúc đó ngọn lá sẽ bị khô, các đốm nâu xuất hiện trải rác.
- Bón phân quá nhiều: lá non của cây sẽ bị mềm.
Trên đây là toàn bộ các cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ khá đơn giản, bạn có thể tiến hành ngay tại nhà để nhân giống và giúp cây lưỡi hổ phát triển tốt hơn.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...