Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Đây là một trong những cây ăn quả được nhiều người lựa chọn trồng trước nhà vì tiện lợi, dễ trồng, không tốn kém. Vậy trong phong thủy, trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?
Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?
Đu đủ là loại cây dễ trồng, mau cho trái, năng suất cao, thường được chọn là loại cây “lấy ngắn nuôi dài”, tận dụng khoảng đất trống trong những vườn cây ăn trái giai đoạn kiến thiết cơ bản. Vì thế cây không cần tốn nhiều chi phí, không nhiều công chăm sóc, không chiếm quá nhiều diện tích, tàn không lớn không che đi ánh sáng vào nhà. Ít rụng lá, lá lại to vì thế dễ dàng dọn.
Trong phong thủy Cây Đu Đủ (papaya) đặc biệt là quả đu đủ là một linh khí chiêu tài, tích tiểu thành đại. Do đó nó được xem là linh vật phong thuỷ từ xa xưa. Cây đu đủ tượng trưng cho sự no đủ, quả sẽ mang lại sự sung túc cho cả gia đình.
Cây đu đủ thể hiện phúc ấm con cháu nhiều bốn mùa xuân hạ thu đông tài lộc xum xuê ấm no thịnh vượng là khi trĩu quả rất nhiều từ dưới lên trên kín thân, còn cái tên đu đủ là ước muốn dù có thất bát đi chăng nữa như được quý nhân phù hộ luôn luôn đủ tiêu đầy đủ mọi thứ để rồi có của ăn, của để, đủ ăn đủ mặc, chậu cây đu đủ là linh khí tụ tài, tiếp tục đu đủ là tích khí tụ tài, khí tụ tài đủ ắt sẽ thành khí phát tài may mắn của cải tài lộc càng ngày càng thịnh vượng giàu có.
Đu đủ là một trong những loại quả đặc trưng chứa rất nhiều vitamin A. Nhờ đó, nó giúp chúng ta có đôi mắt sáng, khỏe hơn. Đu đủ còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại thoái hóa điểm vàng, …
Cây đu đủ trong phong thủy là một linh khí chiêu tài, tích tiểu thành đại, thể hiện phúc ấm con cháu nhiều, xum xuê, thịnh vượng nên trồng cây đu đủ trước nhà là một lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên nên trồng đu đủ thành hàng trước nhà.
Cách trồng cây đu đủ
Thời điểm trồng
Đây là loại cây ăn quả ra quả quanh năm, có mùa nhiều mùa ít. Do đó, nếu muốn trồng cây đu đủ năng suất cao, hạn chế sâu bệnh bạn nên trồng vào những thời điểm sau:
- Trồng vào tháng 7, tháng 8 nếu chủ động được vấn đề tưới tiêu nước.
- Nếu những vùng không chủ động nước, bạn nên trồng sau mùa nước lũ.
Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng
Nếu trồng 1 vài cây tại nhà ăn chơi, bạn có thể trồng luôn ra đất hoặc sử dụng thùng xốp, chậu cây cảnh loại lớn. Dụng cụ trồng phải có lỗ thoát nước.
Bạn có thể trồng nhiều với mục đích kinh tế, lúc đó bạn nên chọn mảnh đất khô ráo, tránh ngập nước và chủ động tưới tiêu để không ảnh hưởng năng suất quả.
Trước khi trồng bạn làm đất thật kỹ, để đất tơi xốp, thoáng khí đồng thời bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai để cung cấp dinh dưỡng thêm cho đất.
Trồng số lượng nhiều, bạn cần lên luống cao 40 – 50cm, rộng 1,6 – 2m và khoảng cách giữa các luống thầm 2 – 2,5m. Nếu trồng lại trên đất đã trồng cây đu đủ trước đó thì bạn nên làm sạch đất, đặc biệt phải loại bỏ tất cả rễ đu đủ, bón vôi và phơi ải 1 – 2 tháng rồi mới trồng vụ mới.
Chuẩn bị giống cây đu đủ
Bạn có thể để giống từ chính quả đu đủ chín bằng cách tách hạt sau đó rửa sạch lớp nhớt bên ngoài hạt. Trong quá trình rửa, bạn loại bỏ những hạt lép nổi lên mặt nước, chỉ giữ lại những hạt đen chìm. Sau đó để ráo nước rồi gieo.
Bạn cũng có thể chọn mua hạt giống đu đủ ở những cửa hàng hạt giống hoặc có thể mua online qua các trang thương mại điện tử.
Tiến hành gieo hạt
Các bước gieo hạt được tiến hành đơn giản như sau:
- Chuẩn bị bầu ươm hoặc dùng viên nén xơ dừa để gieo. Bầu ươm phải có lỗ thoát nước.
- Gieo hạt giống vào đất. Sau đó, phủ lên 1 lớp đất mỏng.
- Tưới nước để giữ ẩm cho đất rồi mang bầu ươm đặt ở nơi khô ráo thoáng mát.
- Khoảng 10 – 15 ngày sau hạt giống sẽ nảy mầm.
- Khi cây con được 20 – 30 ngày tuổi bạn có thể đem đi trồng.
Cách trồng cây đu đủ vào đất
Sau khi đã chuẩn bị đất, bạn tiến hành trồng cây.
Vì rễ cây không ăn sâu vào lòng đất nên rất dễ bị ngã đổ do gió bão. Bạn nên trồng nghiêng theo chiều gió. Đây là kỹ thuật trồng cây đu đủ đặc biệt vừa chống ngã đổ cây lại vừa tác động làm tăng năng suất quả.
Mỗi cây cách nhau 1,5 – 2m, mỗi hàng cách nhau 2,5 – 3m vừa để tiện chăm sóc vừa để cây đủ không gian xòe tán lá và đón nắng đều.
Kỹ thuật chăm sóc cây đu đủ
Quá trình chăm sóc đu đủ không khó, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
Tưới nước
Khi tưới đu đủ bạn nên lưu ý chúng ưa nhiều nước nhưng khả năng chịu úng kém. Trong mùa khô hạn, bạn nên tưới nhiều nước cho cây. Mùa mưa để ý thoát nước tốt để không làm hỏng rễ dễ chết cây.
Bạn có thể phủ cỏ, rơm rạ quanh gốc cây để hạn chế cỏ dại đồng thời giảm quá trình bốc hơi nước trong mùa nắng.
Bón phân
Ngoài đợt phân bón lót vào đất trước khi trồng, bạn nên bón tiếp những đợt phân sau đây:
- Khi cây được 1 tháng, bón thúc bằng 50gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE cho mỗi gốc. Cứ 7 ngày bạn bón 1 lượt phân.
- Cây đu đủ được 1 – 3 tháng tuổi bạn bón 70-100gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE cho mỗi gốc và mỗi đợt bón cách nhau 15 – 20 ngày.
- Khi cây được 3 – 7 tháng tuổi, thời gian bón phân thưa dần, mỗi tháng bạn bón 1 đợt với mỗi gốc bạn bón từ 100-150gr NPK Đầu trâu 12-12-17-9+TE.
Bạn nên hòa phân vào nước rồi tưới cách gốc tầm 20cm. Nên kết hợp bón phân với vun gốc (vét đất dưới rãnh vun lên gốc).
Ngoài ra, bạn có thể dùng phân bón lá phun lên cây 3 – 4 tuần 1 lần để đẩy nhanh tốc độ trưởng thành của cây.
Chống đỡ cây
Khi cây bắt đầu ra hoa kết trái, khoảng 2,5 tháng tuổi, nếu cây đậu nhiều trái, bạn nên dùng cọc chống để cây không bị nghiêng đổ gây ảnh hưởng quả.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây đu đủ thường bị những loại sâu bệnh tấn công như: rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ,… Những loại sâu bệnh này gây hại lá và quả. Bạn nên dùng Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) để diệt trừ.
Ngoài ra, nếu cây bị nhiễm virus xoăn ngọn, phấn trắng hay thán thư,… bạn nên luân canh cây trồng thường xuyên để hạn chế hoặc phun Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb để phòng trừ.
Việc giữ vệ sinh vườn đu đủ đặc biệt là xung quanh gốc cây cũng góp phần hạn chế sâu bệnh hiệu quả.
Thu hoạch và bảo quản quả đu đủ
Chỉ tầm 2 – 3 tháng sau khi ra hoa, và tầm 8 tháng sau khi trồng, những quả đu đủ sẽ xuất hiện những vệt vàng trên vỏ quả.
Khi quả chín vàng bạn có thể thu hái. Ngoài ra, nếu muốn dùng làm các món ăn, bạn có thể hái quả xanh.
Nếu muốn bảo quản vận chuyển đi xa, bạn hãy dùng giấy báo để bọc xung quanh quả để tránh hư tổn.
Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không? Đu đủ được xem là 1 trong những loại hoa quả nhiều chất dinh dưỡng nhất. Không những vậy, đu đủ còn là bài thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Ngoài ra, ngày nay cây còn được dùng làm cảnh rất phổ biến.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
Top 9 cây để bàn làm việc cho người tuổi Kỷ Tỵ để đón may mắn, tài lộc, bình an
Với những người tuổi Kỷ Tỵ, việc chọn đúng loại cây sẽ giúp cân bằng...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...