Nấm rơm thường được tìm thấy trên rơm, rạ sau những cơn mưa mùa hè là loại nấm dễ tìm, dễ ăn và được nhiều người yêu thích sử dụng. Hiện nay loại nấm bổ dưỡng này không chỉ xuất hiện trong tự nhiên mà còn có nhiều trong các mô hình trồng nấm rơm trong nhà giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách trồng nấm rơm đơn giản tại nhà nhé.
Nấm rơm
Nấm rơm hay còn có tên gọi khác là nấm mũ rơm, nấm rạ, loại nấm này trong khoa học có tên là Volvariella Volvacea. Nấm rơm xuất hiện phổ biến ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, ở Việt Nam nấm thường xuất hiện chủ yếu ở các làng quê những nơi trồng lúa nước. Hình dạng của nấm rơm trong tự nhiên lúc còn non có hình trứng bao xung quanh nấm, khi bước vào giai đoạn phát triển nấm bắt đầu tách phần bao xung quanh và mọc vươn ra ngoài. Hình dáng lúc này của nấm là dạng núm hoặc dạng bán cầu dẹp.
Nấm có màu sắc đa dạng bao gồm cả nâu, đen hoặc xám. Cuống nấm bao gồm các hệ sợi xốp được xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm, khi cuống nấm non sẽ khá mềm ăn giòn, nhưng đến một giai đoạn nhất định nấm chuyển sang cứng và khó bẻ gãy.
Trong tự nhiên nấm rơm hay mọc ở những nơi có nhiều mùn, trên những gốc rơm, rạ đã bắt đầu phân hủy. Nấm đặc biệt xuất hiện rất nhiều sau mỗi cơn mưa rào mùa hè và là đặc sản “bình dân”, quen thuộc của làng quê. Nấm rơm còn nổi tiếng là một loại thực phẩm lành tính và rất bổ dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất đem lại hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý.
Cách trồng nấm rơm đơn giản tại nhà
Nấm rơm là nguồn thực phẩm đem đến cho con người nhiều tác dụng tích cực không chỉ là mặt sức khỏe mà còn đem lại cho con người hiệu quả kinh tế cao. Sau đây, Trang Trại Nấm sẽ hướng dẫn bạn cách làm nấm rơm tại nhà.
Lựa chọn và xử lý nguyên liệu
Nói về nguyên liệu để trồng nấm rơm phổ biến là rạ hoặc rơm lấy sau mỗi vụ mùa, nhưng bạn cũng có thể thay bằng nguyên liệu khác như bẹ hoặc lá chuối, lục bình, bã bía và mạt cưa và các thân cây họ đậu,… ngoài ra cũng có thể phối trộn các nguyên liệu với nhau theo một tỷ lệ phù hợp trong trường hợp bạn không có đủ rơm, rạ. Nhưng nguyên liệu tốt nhất để trồng nấm rơm vẫn là rơm, rạ.
- Sau khi đã có nguyên liệu điều đầu tiên là xử lý nguyên liệu đó. Bằng cách sử dụng vôi có hòa với nước theo tỷ lệ 4kg vôi với 1m³ nước, tưới trực tiếp lên rơm, rạ để chúng có hấp thụ được dưỡng chất. Đây là bước quan trọng để quyết định sự thành công của một mẻ nấm. Sau khi đã tưới xong nước vôi, hãy để ngâm rơm rạ trong khoảng thời gian 60 – 90 phút.
- Sau 60 – 90 phút, vớt rơm rạ ra và bắt đầu quy trình xếp lớp. Vừa xếp thì vừa nén các lớp đồng thời phủ thêm lớp vôi lên trên mỗi lớp rơm, rạ vừa xếp. Cứ như vậy cho đến cuối cùng sau khi xếp xong hãy đem bạt hoặc nilon phủ kín đống rơm, rạ đó để hạn chế đến mức tối đa vi khuẩn có thể xâm nhập vào nguyên liệu.
- Thời gian ủ dao động trong khoảng 7 – 10 ngày, trong quãng thời gian đó cứ cách 2 – 3 ngày hãy mở đống ủ ra và đảo nguyên liệu lại một lần.
- Nên đặt rơm, rạ ở những nơi thoáng đãng, sạch sẽ và tốt nhất nên đặt đống ủ cách sàn khoảng 10 – 20 cm để tránh các vấn đề như mưa bị ngập úng hoặc các động vật gặm nhấm.
Chọn meo giống nấm rơm
Để có một mô hình trồng nấm rơm tại nhà hoàn chỉnh, ngoài việc chuẩn bị rơm, rạ thì bước tiếp theo là chọn meo để làm giống. Hãy chú ý cách chọn meo giống vì đây là bước quan trọng và cần phải lưu ý những đặc điểm sau: sợi, tơ nấm phải lan đều có màu trắng trong, mảnh và không được nhiễm tạp chất. Meo được chọn cũng không được quá già hay quá non, không chọn các loại meo có đốm đen bởi vì chúng đã bị nhiễm độc.
Cấy giống nấm rơm
Để cách trồng nấm rơm tại nhà phát huy hiệu quả tốt, ngoài việc chuẩn bị rơm, rạ và meo nấm ra thì bạn cũng cần đặc biệt quan tâm tới cách cấy giống. Muốn trồng được nấm rơm trong nhà, trước hết bạn cần chuẩn bị những chiếc rổ nhựa với các mắt lưới trên bề mặt rổ rộng một chút.
Sau khi rơm, rạ đã được ủ đạt tiêu chuẩn thì lúc này bắt đầu xé nhỏ rơm, rạ và cho vào những chiếc rổ đã chuẩn bị sẵn. Về phần meo nấm, hãy đem cấy meo xung quanh thành của chiếc rổ và trên bề mặt rổ. Mỗi một lớp rơm, rạ được cho vào thì dùng sức nén lớp rơm, rạ đó xuống một chút nhưng không nên nén quá mạnh hay quá nhẹ. Cứ làm như vậy cho đến khi rơm, rạ được xếp đầy rổ.
Sau cùng là trùm nilon kín rổ để tránh vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập, và lưu ý nên để rổ nấm tại những nơi khô ráo thoáng đãng tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Chăm sóc nấm rơm
Đối với nấm trồng nấm ngoài trời
Che đậy mô nấm thật kỹ không để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào mô nấm. Hằng ngày mở tấm nylon 2 – 3 lần cho thoát hơi nóng, nên giở sáng sớm và chiều mát để tránh ánh nắng mặt trời. Mỗi lần từ 15 – 30 phút, mở xong đậy lại.
Tưới nước cho nấm, dùng bình bơm để tưới, giữ độ ẩm và không để đất khô. Nên tưới nước vào chiều mát. Trồng nấm trong nhà.
Đối với nấm trồng trong nhà
Tương tự như chăm sóc nấm ngoài trời, cần giữ cho nấm đủ nước có độ ẩm phù hợp. Mỗi ngày nên mở tấm nylon để thoát khí. Không cho nấm bị ánh mặt trời chiếu vào nhưng cần đủ ánh sáng để cho nấm có thể phát triển tốt. Có thể thay thế bằng ánh sáng đèn neon.
Thu hoạch nấm rơm
Vào ngày thứ 11 sau khi lên mô, cấy meo là có thể bắt đầu thu hoạch. Nên thu hái nấm ở giai đoạn hình cầu đầu tròn vào lúc sáng sớm vì lúc này nấm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Không tưới nấm trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 6 giờ. Khi nấm đã tàn thì ngưng tưới một ngày sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc để thu hoạch đợt hai.
Sau khi thu hoạch một thời gian nếu không được sơ chế và bảo quản nấm sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Phơi nấm hoặc sấy khô là cách bảo quản nấm thông dụng. Nấm rửa sạch, chẻ đôi phơi dưới nắng tốt khoảng 2 – 3 nắng sau đó bỏ vào túi nylon bảo quản nơi khô ráo. Bằng cách này có thể bảo quản nấm được cả năm
Bạn thấy đấy, với cách trồng nấm rơm đơn giản tại nhà chúng ta đã có thể tự sản xuất ra nguồn nấm rơm giàu dinh dưỡng, tươi ngon cho cả nhà. Bằng nguyên liệu nấm rơm có sẵn, chị em có thể tha hồ chế biến những món ngon và bổ dưỡng như thịt ba chỉ kho nấm, lẩu nấm…vừa ngon vừa lạ miệng, lại chẳng lo lắng một chút nào về nguồn nấm có an toàn hay không.
Thêm vào đó, thành phẩm nấm rơm hay thành tích các món ăn chế biến với nấm nhà do chính tự tay mình trồng, mình làm, chắc chắn sẽ làm bạn cực thích thú, cũng như sẽ được không ít người ngưỡng mộ thán phục.
Bài viết liên quan
Giới thiệu 4 mô hình trồng cây thủy sinh
Trong những năm gần đây, phương pháp trồng rau thủy canh được rất nhiều hộ...
【Hỏi đáp】Cách trồng cây thủy sinh bằng hạt
Những loại rau trồng không cần đất phù hợp với phương pháp thủy canh?
Vấn đề vệ sinh thực phẩm đã thúc đẩy trào lưu trồng rau sạch tại...
Sâu bệnh hại rau cải và cách phòng ngừa
Vào vụ đông thời tiết lạnh, mưa kéo dài, nên xuất hiện nhiều sâu bệnh...
Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên rau họ thập tự
Trên cây rau họ thập tự thường xuất hiện một số sâu bệnh hại: sâu...
Cây đậu rồng: đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh, danh...